Steffi Graf (CHLB Đức, Olympic Seoul 1988)
Trước “Phu nhân của Andre Agassi”, đã từng có những bậc “tiền bối thần thông” giành tấm HCV đơn nữ quần vợt ở đấu trường của Thế vận hội. Đó là Marguerite Broquedis - HCV Olympic Stockholm 1912; Suzanne Lenglen - HCV Olympic Antwerp 1920 - và Helen Wills - HCV Olympic Paris 1924; Tuy vậy, không một ai đạt được thứ vinh quang ngút trời như của Graf, người đã “càn quét” cả 4 danh hiệu Grand Slam trong cùng 1 năm, rồi thắng cả tấm HCV để hoàn tất cú “Golden Slam” chấn động cả “cổ kim”.
Graf, sau khi đánh bại “Mỹ nhân Argentina” Gabirela Sabatini với điểm số 6-6, 6-3 ở trong trận chung kết đơn nữ, đã trở thành tay vợt đầu tiên thắng HCV đơn nữ quần vợt kể từ khi môn đấu này được sát nhập trở lại với đấu trường Olympic. Khi đó, Graf xúc động nói: “Tôi cảm thấy rất phấn khích. Đây là kiểu vinh quang mà sau tôi, không có nhiều người có thể gặt hái được”. Graf cũng đã đánh bại chính Sabatini với điểm số 6-3, 3-6 và 6-1 ở trận chung kết đơn nữ của US Open diễn ra sau đó…
Capriati chính là người đã ngăn chặn Graf giành cú đúp HCV đơn nữ tại đấu trường Olympic. Trong trận đấu chung kết đơn nữ quần vợt Olympic Atalanta 1996, Capriati với ưu thế sức trẻ và nhiệt huyết, đánh bại đối thủ người Đức với điểm số đầy kịch tính sau 3 ván đấu là 3-6, 6-3, 6-4. Kết quả này cũng biến Capriati trở thành tay vợt người Mỹ thứ 2 trong lịch sử giành được tấm HCV đơn nữ ở đấu trường Thế vận hội. Đó là thành tích quang trọng vì mãi 9 năm sau, cô mới có Grand Slam đầu tay.
Capriati, nhà vô địch Olympic khi mới 16 tuổi 4 tháng (là tay vợt trẻ nhất vô địch Olympic môn quần vợt), đã trải lòng ngay sau chiến thắng: “Tôi cảm thấy thư thái ở ngoài sân đấu. Thật là không thể tin nổi. Ý của tôi là, tôi không thể tin vào những gì vừa mới xảy ra. Hai tuần lễ vừa qua, tôi tận mắt chứng kiến các VĐV khác đứng trên khán đài chiến thắng và được vinh danh. Tôi từng nghĩ rằng: “Chà, điều đó thật tuyệt”. Còn bây giờ, chính tôi lại đang được đứng ở nơi rất là vinh quang này”.
Sau khi đánh bại người bạn thân nhất Mary Foe Fernandez trong trận đấu bán kết, Davenport thẳng tiến vào trận chung kết đơn nữ và đả bại Arantxa Sanchez Vicario (Tây Ban Nha), với điểm số 7-6 (10-8), 6-2; qua đó, đăng quang ngôi vô địch của Olympic - giành HCV Thế vận hội ngay tại quê nhà khi mới 20 tuổi. Cũng như Capriati, Davenport cần “sức bật” từ tấm HCV đơn nữ của Olympic. Hai năm sau Atalanta, cô mới bắt đầu thắng các danh hiệu Grand Slam đầu tiên và trở thành tay vợt đẳng cấp.
Davenport chia sẻ, việc cô chạm tay vào tấm HCV, giống như là hành động “chạm tay mở toang cánh cửa lớn - trở thành một tay vợt đẳng cấp”: “Chắc chắn, tấm HCV đó đã thay đổi cuộc đời tôi. Bởi vì, sau đó, cứ mỗi khi tôi đến tham dự một giải đấu lớn, tôi lại có cái suy nghĩ là: “Ừm, tại sao lại không nhỉ?? Tôi có thể làm được". Tôi nghĩ rằng, trong tất cả mọi bức tranh mà tôi từng được chứng kiến, tôi giống như là: “Ô trời ơi! Liệu đây là sự thật? Tôi không thể vượt qua được cảm giác này!”.
Đánh bại Elena Dementieva (Nga) với điểm số 6-2, 6-4, Venus Williams đã trở thành “Williams đầu tiên” giành HCV đơn nữ môn quần vợt ở đấu trường Olympic. Sau đó một ngày, cô lại sát cánh cùng em gái của mình - Serena Williams, đánh bại bộ đôi người Hà Lan là Kristie Boogert và Mariam Oremans với điểm số 6-1, 6-1 để giành HCV nội dung đôi nữ. Đây là tấm HCV đầu tiên trong tổng số 3 tấm mà chị em nhà Williams đã giành được trong nội dung đôi nữ ở đấu trường của Olympic.
Venus cũng trở thành tay vợt đầu tiên trong lịch sử thắng “cú đúp HCV” ở nội dung đơn nữ - đôi nữ tại Thế vận hội…
Bệnh tật khiến Henin dự định không tham dự Olympic Athens 2004 tại Hy Lạp. Tuy vậy, cô đã thay đổi quyết định của mình và không hề nghĩ rằng, mình sẽ giành HCV. Ở thời điểm đến với Thế vận hội mùa Hè năm 2004, Henin đã là một tay vợt thành danh với các danh hiệu French Open và US Open trong năm 2003, danh hiệu Australian Open 2004. Trong trận chung kết đơn nữ, cô thắng Amelie Mauresmo (Pháp) 6-3, 6-3 và giành tấm HCV Olympic đầu tiên, và cũng là… duy nhất!
Henin chia sẻ: “Tôi từng nghĩ, Olympic Games sẽ không đến với tôi ngay vào lúc đó. Tuy nhiên, sau đó tôi lại thay đổi ý kiến, quyết định đến với Athens. Bởi vì, đó là kiểu trải nghiệm mà bạn có thể chỉ sống 1 lần trong đời. Rồi sau những gì xảy ra ở bán kết (thắng Anastasia Mykina của Nga), tôi có cảm giác rằng, không gì có thể xảy ra với tôi thêm nữa. Tôi chắc chắn là tôi sẽ giành chiến thắng trong trận đấu chung kết”. Henin nói thật, cô đã có trải nghiệm HCV độc nhất vô nhị trong đời…
“Bền bỉ, quyết không buông bỏ, sờn lòng”. Đó là những đức tính giúp Dementieva giành được tấm HCV Olympic trân quý cho sự nghiệp của mình, dù từng thua thảm Venus trong trận chung kết đơn nữ ở Sydney hồi 8 năm về trước. Ở chung kết đơn nữ tại Thế vận hội Trung Quốc, Dementieva đánh bại “đồng hương” Dinara Safina với điểm số 3-6, 7-5, 6-3 và đăng quang ngôi vô địch một cách hoàn toàn xứng đáng. Kết quả ngọt ngào dành cho một tay vợt vốn chưa từng thắng Grand Slam.
Dementieva chia sẻ thành thật đến buồn cười: “Tôi thậm chí không thể so sánh các kỳ giải Grand Slam với đấu trường Thế vận hội (đương nhiên là như vậy, cô đã thắng danh hiệu Grand Slam nào mà có cảm giác để so sánh?). Đơn giản là, tấm HCV Olympic lớn hơn nhiều so với danh hiệu Grand Slam!”.
Sau Venus, Williams trở thành “người nhà Williams thứ 2” giành HCV đơn nữ ở đấu trường của Olympic. Cũng trong giải đấu năm đó, cô thắng tiếp HCV đôi nữ cùng với chị mình. Trận chung kết diễn ra trong thế một chiều, khi Serena hủy diệt Maria Sharapova với điểm số 6-0, 6-1 chỉ sau 63 phút đồng hồ. Chiến thắng này là một trong những yếu tố đã cấu thành truyền thuyết: “Sharapova sợ Serena như sợ cọp”, mỗi khi “2 đàn chị” đối đầu nhau. Sharapova đã giải nghệ. Serena thì vẫn chưa…
“Ôi trời ơi, tôi đã giành được HCV”, Serena thốt lên sau khi giành chiến thắng lịch sử, “Tôi chưa bao giờ thi đấu tốt hơn thế này. Chống lại đối thủ như là Maria, bạn phải chơi ở đẳng cấp tốt nhất. Tôi biết như vậy, vì thế, tôi giống như chẳng có gì để mất. Tôi chưa bao giờ kỳ vọng giành HCV đơn nữ. Tôi đã rất hạnh phúc khi giành tấm HCV đôi. Giờ đây, nếu sự nghiệp tôi khép lại, tôi đã có hết mọi thứ”.
Trong số tất cả những tay vợt từng giành HCV đơn nữ quần vợt, Puig là gương mặt kém cỏi nhất cả trước và sau khi chạm tay vào lịch sử. Hiện tại, tay vợt người Puerto Rico đã tuột xuống vị trí thứ… 269 trên bảng xếp hạng của WTA. Sau tấm HCV bất ngờ ở Brazil, cô nàng sinh năm 1993 tại San Juan không giành thêm bất kỳ danh hiệu nào, và cô hiện cũng chưa đấu trận nào trong hệ thống WTA Tour của mùa giải 2021. Puig chính là tấm HCV kém chất lượng nhất trong lịch sử của Thế vận hội…
Nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Thời khắc cô đánh bại những Garbine Muguruza (Tây Ban Nha), rồi Petra Kvitova (CH Czech) và Angelique Kerber (Đức) với điểm số 6-4, 4-6, 6-1, vẫn là một trong những khoảnh khắc không thể nào quên của quần vợt nữ thế giới. “Tôi rất tự hào vì trở thành một phần của lịch sử. Nó vẫn chưa chạm vào tôi, nhưng tôi biết rằng, vào một ngày nào đó, khi tôi nhìn lại tất cả mọi chuyện, có lẽ, chuyện xảy ra ở Rio de Janaeiro sẽ mang đến đôi chút giá trị đáng nhớ nhất!”.
Osaka - Niềm hy vọng “Vàng” đầu tiên của làng quần vợt nước chủ nhà? Osaka đã không tham dự Roland Garros, cô bỏ luôn Wimbledon, một trong những lý do chính là để “toàn tâm toàn ý” chuẩn bị cho Thế vận hội tại quê nhà. Tuy vậy, liệu rằng “Nữ hoàng Grand Slam” Osaka có bị phân tâm khi đã trở thành người nổi tiếng, khi không đánh nhiều trận đấu trong thời gian gần đây mà dành rất, rất nhiều thời gian để xuất hiện trên các bìa tạp chí, mặt báo? Với quần vợt chuyên nghiệp, bất kỳ sự xao nhãng nào, cũng có thể trả giá rất đắt. Trong quá khứ, Osaka từng trải qua chuyện này.
Với Barty - Niềm hy vọng số 1 của làng quần vợt Australia, cô được đánh giá rất cao khi có phong độ ổn định, gần nhất là vừa đăng quang ngôi vô địch trên mặt sân cỏ tại Wimbledon. Cô, cùng với Sabalenka của Belarus, rõ ràng có sự chuẩn bị tốt hơn với những trận đấu liên tục suốt thời gian vừa qua. Nhưng họ lại không có ưu thế sân nhà, dù là SVĐ Ariake Coliseum không cho khán giả vào sân…