Hướng tới Olympic 2016 - Nguy cơ mất suất oan ức

Không được vì… thủ tục

Trở về từ Kuwait sau giải bắn súng vô địch châu Á 2015, HLV trưởng đội bắn súng Việt Nam – bà Nguyễn Thị Nhung cho biết đội tuyển lẽ ra đã có 1 suất chính thức dự Olympic 2016 tại giải vừa qua. Tất cả tới giờ vẫn phải đợi.

Không được vì… thủ tục

Trường hợp được nhắc tới là xạ thủ Phạm Thị Hà ở nội dung 25m súng ngắn thể thao nữ. Tại giải vô địch châu Á 2015, Hà lọt vào chung kết nội dung và đứng vị trí hạng 7 với thành tích 13 điểm ở lượt này. Sau khi các xạ thủ của các quốc gia khác đã có suất Olympic 2016 thì theo loại trừ, Hà đã nằm trong nhóm được trao suất chính thức.

Đen đủi cho bắn súng Việt Nam, trên thủ tục và điều lệ cũng như kết quả thi đấu trực tiếp Hà là người được trao suất chính thức, xạ thủ của Việt Nam vẫn chưa có được tấm vé đi Brazil. Bởi lẽ, cuộc đấu phải có sự theo dõi của đại diện do Liên đoàn bắn súng thế giới (ISSF) cử tới giám sát. Tiếc rằng, vì thủ tục nhập cảnh nên vị giám sát này đã không thể có mặt tại giải.

Và như vậy, đúng theo quy định, do không có người giám sát kết quả thì ISSF chưa công nhận kết quả thi đấu trên. Tổng kết lại giải vô địch bắn súng châu Á 2015, có 35 suất được trao dự Olympic 2016 (trong đó có Phạm Thị Hà) ở các nội dung của bắn súng và bắn đĩa bay. Tất cả hiện vẫn đang bị nút thắt vì không được ISSF công nhận. Trong trường hợp bất khả kháng, có thể sẽ có một giải thi đấu lại dành cho những xạ thủ trên nhằm đảm bảo thành tích và ISSF trực tiếp kiểm tra.

Trường hợp đáng tiếc của xạ thủ Phạm Thị Hà ở nội dung 25m súng ngắn thể thao nữ. Ảnh: T.L

Hiện giờ, bà Nhung cho biết, các nội dung của bắn súng tìm vé đến Olympic 2016 ở châu Á vẫn còn suất dành cho VĐV. Các xạ thủ của Việt Nam vẫn đang nỗ lực tìm thêm cơ hội. Cùng với Việt Nam, các quốc gia có VĐV đang ở chế độ chờ như Phạm Thị Hà gần như chấp nhận suất dự Olympic trên tới 90% sẽ không được nhận. Đây đúng là điều không ai muốn.

Bắn súng phải giải vận đen

Trong lịch sử của thể thao Việt Nam, chưa môn nào giành được 3 suất trực tiếp để thi đấu một kỳ Olympic. Bắn súng tưởng chừng đã là môn mở đầu cho điều ầy. Thế nhưng, mọi chuyện đã không như chúng ta tin tưởng. Trong lịch sử môn thể thao này, các xạ thủ Việt Nam có thời điểm đứng trước cơ hội làm nên lịch sử nhưng thất bại trong khoảnh khắc đáng quên. Còn nhớ ở Olympic 2012, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã mong chờ tạo lịch sử với chiếc HCĐ đầu đời cho cả làng bắn súng Việt Nam.

Chung cuộc, Xuân Vinh chỉ đứng hạng tư khi thua xạ thủ đứng hạng ba ngay trên anh có 0,1 điểm ở thành tích tổng. Trước đó, ở Asian Games 2010, Hoàng Xuân Vinh cũng là người được tin sẽ giải khát cơn khát HCV của cả đoàn thể thao Việt Nam. Tâm ý và tinh thần đều hướng về tấm bia nhưng viên đạn lạc đã không cho bắn súng toại nguyện. Vì thế, bắn súng đã không có được chiếc HCV quý giá trong kỳ vọng.
Hai cơ hội bất thành ấy, nhiều người đã đùa vui là “vận đen” đáng tiếc của bắn súng Việt Nam. Thêm lần này nữa (trường hợp của Phạm Thị Hà), xem như điều không may mắn chưa hết.

Tuy nhiên, bà Nhung khẳng định với những nỗ lực của ban huấn luyện và các xạ thủ Việt Nam thì bắn súng Việt Nam luôn quyết tâm đạt kết quả tốt nhất. Nói trước bước không qua, đó là điều người làm thể thao rất kiêng kỵ. Người hâm mộ vẫn hy vọng tại Brazil năm sau, bắn súng có một kết quả khả quan hơn những lần trước đó.

 Trong lúc này, các xạ thủ của đội tuyển Việt Nam đã có mặt tại Indonesia thi đấu giải vô địch Đông Nam Á 2015. Giải quy tụ hơn 200 xạ thủ của các quốc gia trong khu vực thi đấu và kéo dài hết ngày 25-11.


NGUYỄN ĐÌNH

Tin cùng chuyên mục