Vòng bảng thứ 2 World Cup 1974: Johan Cruyff hủy diệt Argentina
Kỳ World Cup 1874 tại Tây Đức (CHLB Đức) chứng kiến Cơn lốc màu da cam của Johan Cruyff và các đồng đội thể hiện phong độ “hủy diệt” bằng lối chơi “Bóng đá tổng lực”. Họ thắng Uruguay 2-0, hòa Thụy Điển 0-0 và thắng Bulgaria 4-1 ở vòng bảng đầu tiên. Ở vòng bảng thứ 2, họ đấu với tuyển Argentina của những Damon Heredia, Roberto Perfume, Ruben Ayala… Cruyff đã sớm dội gáo nước lạnh vào mặt đội bóng Nam Mỹ ngay phút 11.
Tiếp theo đó, Ruud Krol (phút thứ 25) và Jonny Rep (phút thứ 73) liên tục nâng tỷ số lên thành 2-0 và 3-0 cho Cơn lốc màu da cam. Đến phút thứ 90, Cruyff hoàn thành “cú đúp”, khép lại Cơn ác mộng 90 phút đồng hồ tại SVĐ Parkstadion ở Gelsenkerchen. Chiến thắng 4-0 của Cruyff và các đồng đội ngày 26-6-1974, diễn đúng 1 tháng sau khi Cruyff và các đồng đội hủy diệt chính… tuyển Argentina ở Armsterdam, với chiến thắng 4-1 ngày 26-5 cùng năm ở trong trận đấu giao hữu. Đó là lần đầu tiên 2 đội bóng tiêu biểu của bóng đá thế giới “đụng đầu nhau”.
4 năm sau thất bại chung kết World Cup 1974, thua Tây Đức 1-2 dù đã có bàn thắng mở tỷ số, các đàn em của Johan Cruyff quân đến Argentina với khát vọng “biến Bạc thành Vàng”. Vẫn lối chơi tổng lực đó, Cơn lốc màu da cam chỉ để thua Scotland ở vòng bảng đầu tiên, thắng Áo 5-1, thắng Italia 2-1 và hòa Tây Đức 2-2 ở vòng bảng thứ 2. Xếp đầu bảng A, họ lọt thẳng vào trận đấu chung kết với đội đầu bảng B là chủ nhà Argentina.
Được đánh giá cao hơn vì là Đương kim Á quân thế giới, ngược lại, Argentina chưa bao giờ vượt quá vòng đấu tứ kết của FIFA World Cup - bất chấp việc họ đã 12 lần lên ngôi ở… Copa America, Hà Lan đã bị dẫn trước khi số 10 Mario Kempes làm nổ tung cầu trường SVĐ Estadio Monumental với bàn thắng mở tỷ số sau pha băng vào giữa 2 hậu vệ áo màu da cam và tung cú dứt điểm qua tay thủ môn Jan Jongloed.
Và đến tận phút thứ 88, Hà Lan mới có bàn thắng gỡ hòa, do công của Dirk Nanninga. Sau hàng loạt pha đan bóng ngoạn mục, Nanninga nhận cú tạt bóng từ René van de Kerkhof, đã bật cao đánh đầu tung lưới thủ môn Ubaldo Fillol, gỡ hòa 1-1. Trận đấu vì thế phải bước vào 2 hiệp phụ - Kempes lại lập công lần nữa khi nâng tỷ số lên 2-1 ở phút thứ 105, anh này biến hàng thủ của Hà Lan như trò hề khi dùng kỹ thuật vượt qua 2 người, “dập” bóng với thủ môn Jongloed, khi bóng bật ra, anh lao vào sút tung lưới đối thủ trước sự can thiệt của 2 hậu vệ khác.
Phút 115, Argentina ghi bàn thắng “đóng hòm” trận đấu, Kempes lại tỏa sang khi đi bóng từ giữa sân, xâm nhập vòng cấm địa, sau khi một hậu vệ Hà Lan tắc bóng, bóng trở thành đường phối hợp giữa Kempes và Ricardo Bertoni, tạo điều kiện để cho Bertoni dứt điểm ấn định chiến thắng 3-1. Hà Lan lần thứ 2 gục ngã ngay ở Cánh cổng thiên đường. Sau này, họ từng tái lập kỳ tích lọt đến chung kết khi Hà Lan của những Wesley Snejder, Arjen Robben bước vào trận đấu cuối cùng ở World Cup 2010 chống lại Tây Ban Nha. Họ thất bại khi để thua bàn thua duy nhất và Andres Iniesta là người ghi bàn cho Tây Ban Nha.
Tứ kết World Cup 1998: Siêu phẩm kinh điển của Dennis Bergkamp
20 năm sau trận đấu ở chung kết ở Buenos Aires, Argentina có dịp tái ngộ Hà Lan, lần này là ở tứ kết World Cup 1998 trên đất Pháp. La Albiceleste khi đó đầy rẫy những “hảo thủ” như là Gabriel Batistuta, Juan Sebastial Veron, Hernan Crespo, Roberto Ayala, Javier Zanetti, rồi có cả Ariel Ortega, Claudio Lopez… Ngược lại, Hà Lan là đội hình toàn sao gồm có Dennis Bergkamp, Patrick Kluivert, Jaap Stam, Edgar Davids, Philip Cocu, anh em nhà De Boer.
2 đội hình “kẻ tám lạng, người nửa cân” đã cùng tạo ra trận tứ kết kinh điển xuất sắc tại Stade Velodorome. Trước sự chứng kiến của 55 ngàn khán giả, hàng công 2 đội, gồm toàn những cầu thủ có kỹ thuật cá nhân siêu hạng, ngay lập tức tạo ra các cơ hội nguy hiểm, khiến hàng thủ và thủ môn của cả 2 bên phải điêu đứng. Ortega, cầu thủ nhỏ con mang chiếc áo số 10 của Diego Maradona, và được kỳ vọng là truyền nhân của ông, liên tục có các pha đi bóng gây rối.
Phút thứ 12 của trận đấu, Kluivert băng vào vòng cấm đệm bóng qua tầm lao ra của thủ thành Carlos Roa, từ đường kiến tạo bằng đầu trong tu thế ngả người ngoạn mục của Bergkamp. 1-0 cho Hà Lan. Tuy vậy, chỉ sau đó 5 phút, Argentina cân bằng tỷ số. Nhận được đường chọc khe từ đồng đội, “Con chấy” Lopez đối mặt với thủ môn Edwin van der Sar, anh này sửa bóng vào khe hở giữa 2 chân của thủ môn cao kều khi anh nảy vừa hạ chân trụ, gỡ hòa 1-1.
Cục diện của trận đấu, cuối cùng được quyết định bởi một siêu phẩm của Bergkamp. Phút thứ 90 của trận đấu, nhận được đường treo bóng bổng vào vòng cấm địa, ở vị trí chếch bên phải, cầu thủ mang áo số 9 đỡ bóng bước 1 bằng chân phải cực mềm, dù Ayala - một trong những trung vệ hàng đầu thế giới ở thời điểm đó cặp sát Bergkamp, anh vẫn khéo léo gặt bóng loại bỏ đối thủ trước khi vẩy bóng bằng má ngoài chân phải trong sự bất lực của Roa.
Vòng bảng World Cup 2006: Hòa không bàn thắng
Ở World Cup 2006, do tính chất trận đấu là ở vòng bảng, cả Hà Lan lẫn Argentina có toan tính tiếp theo và không muốn “sống mái” quá sớm với nhau, các trận đấu đều kết thúc với tỷ số hòa 0-0. Sau khi đánh bại Bờ Biển Ngà của Didier Drogba và Serbia & Montenegor của Sasa Illic, Argentina của Lionel Messi và Hà Lan của Ruud ban Nistelrooy kông tung hết sức và cầm hòa nhau 0-0 và chia sẻ 2 ngôi vị đầu bảng.
Bán kết World Cup 2014: Hòa 0-0 sau 120 phút, Argentina thắng trên loạt luân lưu
Lần này, do tính chất quan trọng của trận đấu, cả 2 đội bóng đều chơi rất cẩn trọng và chặt chẽ. Messi vẫn là niềm hy vọng của Argentina, trong khi Hà Lan đặt niềm tin vào Robin van Persie, cả Daley Blind. Sau 90 phút không thể ghi bàn, 2 đội bước vào 30 phút hiệp phụ và vẫn không thể ghi được bàn thắng. Bước vào loạt sút luân lưu 11 mét, cả 4 cầu thủ Argentina đều dứt điểm thành công, còn Ron Vlaar và Wseley Snejder sút hỏng. Argentina thắng 4-2.