Hooligan… “xông đất”

Sau trận tứ kết Cúp quốc gia 2012, vào ngày 29-1 (mùng 7 Tết), giữa chủ nhà Sài Gòn FC và Thanh Hóa, hàng trăm cổ động viên đã bao vây sân Thống Nhất không cho xe chở đội khách ra về và sự việc đáng tiếc đã xảy ra. Lực lượng cảnh sát cơ động TPHCM được điều tới vãn hồi trật tự và phải mất nhiều giờ đội khách mới lên xe về lại khách sạn, trước sự hộ tống của cảnh sát và tiếng la ó, phản ứng của hàng trăm cổ động viên. Bóng đá TPHCM khai trương đầu năm mới bằng một sự kiện không vui. Hay nói cách khác đây là vụ hooligan đầu năm của bóng đá TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung.

Sau trận tứ kết Cúp quốc gia 2012, vào ngày 29-1 (mùng 7 Tết), giữa chủ nhà Sài Gòn FC và Thanh Hóa, hàng trăm cổ động viên đã bao vây sân Thống Nhất không cho xe chở đội khách ra về và sự việc đáng tiếc đã xảy ra. Lực lượng cảnh sát cơ động TPHCM được điều tới vãn hồi trật tự và phải mất nhiều giờ đội khách mới lên xe về lại khách sạn, trước sự hộ tống của cảnh sát và tiếng la ó, phản ứng của hàng trăm cổ động viên. Bóng đá TPHCM khai trương đầu năm mới bằng một sự kiện không vui. Hay nói cách khác đây là vụ hooligan đầu năm của bóng đá TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung.

Theo cuốn “Lịch sử bóng đá thế giới”, những xung đột giữa đám đông cổ động viên bóng đá trên khán đài đã xuất hiện từ rất sớm, vào khoảng thế kỷ 19. Đến nay, hooligan lan rộng ảnh hưởng và đe dọa hủy diệt môn bóng đá.

Vụ hooligan tồi tệ gần đây nhất diễn ra tại Italia vào ngày 2-2-2007, khi các cổ động viên bên ngoài sân trận Catania-Palermo đã xung đột dữ dội với lực lượng cảnh sát. Kết quả sĩ quan cảnh sát Filippo Raciti bị giết chết và Chính phủ Italia đã ra lệnh cấm tổ chức các trận đấu bóng ngay lập tức cho đến khi ổn định lại trật tự.

Không dừng lại đó, nạn hooligan lan nhanh sang Nga và nhiều nước Đông Âu. Tại Nga, những phần tử phát xít mới trà trộn vào bóng đá, tạo ra những vụ lộn xộn tại các sân bóng ở Moscow, St. Petersburg và các thành phố khác. Các hooligan Ba Lan liên kết chặt với láng giềng Đức hình thành đường dây thông tin các vụ quậy phá trên đường phố. Tại Iran cũng có nạn hooligan. nhưng do chính phủ kiểm soát tốt tình hình nên tệ nạn này giảm rất nhiều.

Trái lại, tại Thổ Nhĩ Kỳ, hooligan bùng phát mạnh, rất khó kiểm soát. Hầu hết là hooligan bóng đá. Nhiều trận đấu diễn ra những vụ đụng độ máu lửa giữa cổ động viên hai đội bóng, mà nổi tiếng nhất những cuộc chạm trán giữa Fenerbahce – Galatasaray, Fenerbahce – Besiktas, Galatasaray – Besiktas, Fenerbahce – Trabzonspor và Goztepe – Karsiyaka... 

MINH HÙNG

Tin cùng chuyên mục