Sự khó khăn của cuộc sống đã kéo Đoàn Thị Xuân trở lại với bóng chuyền. Nữ chủ công từng có nụ cười rất tươi tắn trước kia giờ lại tiết kiệm cả việc thể hiện cảm xúc, bởi dường như tất cả sức lực và quyết tâm cô đều dồn hết cho các buổi tập, vào những cú đập bóng trên lưới…
Nữ chủ công Đoàn Thị Xuân khiến đồng nghiệp nể phục vì nghị lực vươn lên phi thường. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG
Năm ngoái, khi Đoàn Thị Xuân trở lại đội hình Ngân hàng Công thương, nhiều người ái ngại cho cô. Nghỉ dài để chữa trị căn bệnh Marfan quái ác khiến cô mất phần lớn cảm giác với trái bóng, thể lực giảm sút và quan trọng là cô không còn theo kịp các tình huống phối hợp tốc độ trên sân. Sự linh hoạt và những cú tấn công dũng mãnh ngày nào chỉ còn trong hoài niệm. Mà đội bóng NHCT lại đang rất cần điều đó để vực lại hình ảnh sau nhiều cuộc “chảy máu” lực lượng…
Đồng nghiệp nhìn cô với ánh mắt thông cảm, vì họ hiểu trong một sớm một chiều, “bệnh nhân” Đoàn Thị Xuân thật khó mà tìm lại được bản năng “sát thủ” của mình, phẩm chất từng giúp cô được xem là một trong những chủ công xuất sắc của bóng chuyền nữ Việt Nam. Phải tốn rất nhiều thời gian và tâm sức, mọi người nghĩ thế, thì Xuân mới chạm đến đẳng cấp của chính mình khi xưa.
Một pha tấn công của Đoàn Thị Xuân tại Cúp bóng chuyền nữ quốc tế VTV Bình Điền. Ảnh: NHẬT ANH
Nhưng, bên cạnh Đoàn Thị Xuân vẫn luôn có những người bạn, đồng nghiệp trân trọng cô. Quan trọng hơn cả là ông thầy Nguyễn Tuấn Kiệt, người sát cánh và thấu hiểu vấn đề của học trò, để khích lệ và trao cho cô cơ hội hồi sinh cùng bóng chuyền.
Kéo Xuân trở lại với bóng chuyền, đối với vị HLV này, còn là một câu chuyện khác, không dễ để giãi bày, nhưng cơ bản người trong giới bóng chuyền đều hiểu ông đang nỗ lực giúp đỡ cô học trò của mình không mất đi ngọn lửa đam mê bóng chuyền. “Ừ thì ai nói gì cũng được, tôi còn nhìn thấy tiềm năng của Xuân, còn thấy cháu đánh bóng được và cần phải tồn tại giữa cuộc đời nhiều khó khăn này, thì tôi giúp thôi”, ông Kiệt khảng khái nói.
Đoàn Thị Xuân khi còn khoác áo CLB NHCT. Ảnh: NHẬT ANH
Năm nay, cùng HLV Nguyễn Tuấn Kiệt xuôi về Quảng Ninh, sau khi thế lực NHCT lung lay và đứng trước nguy cơ đổ vỡ vì không giữ được nhiều tài năng tốt nhất của mình, chủ công Đoàn Thị Xuân đã “lột xác” hoàn toàn trong lối chơi của đội bóng đất Mỏ. Người ta lại nhìn thấy những cú tấn công uy lực, tinh tế từ biên và từ vị trí số 3 của cô gái sinh năm 1997 này tại Cúp bóng chuyền Hoa Lư – Bình Điền 2021 mới vừa kết thúc.
Chất chứa trong những pha đập bóng trên lưới của cô, trong những buổi tập miệt mài và thấm đẫm mồ hôi cùng các đồng đội ở CLB Than Quảng Ninh là khát vọng cháy bỏng đi tìm lại phong độ đỉnh cao của mình. Đội bóng đất Mỏ xếp hạng 3 chung cuộc, sau VTV Bình Điền Long An và Thái Bình, thế nhưng những gì mà Đoàn Thị Xuân và 2 đồng đội Lưu Thị Huệ và Vi Thị Như Quỳnh trong đội hình Than Quảng Ninh thể hiện bắt đầu khiến các đội bóng khác phải chột dạ, phải siết chặt đội ngũ và thận trọng hơn nếu bước vào cuộc hơn thua với họ.
Đoàn Thị Xuân vẫn luôn giữ tinh thần lạc quan để bước tiếp. Ảnh: FBNV
Với một chủ công có chiều cao cỡ 1m83 như Xuân, từng sở hữu sức bật tốt, sắc sảo trong các pha dứt điểm tầm cao, chắn bóng hiệu quả ở biên, thì bệnh tật và thời gian có thể lấy đi đôi chút sức khoẻ, nhưng không ngăn cản được nghị lực vươn lên để chiến thắng số phận theo cách thật phi thường của cô. Cô vẫn đang tiến bộ theo từng ngày vì vùng đất mới Quảng Ninh đã cưu mang, vì ông thầy Nguyễn Tuấn Kiệt đã thêm một lần gửi gắm niềm tin nơi cô học trò rắn rỏi, giàu ý chí này.
Bóng chuyền vừa là tình yêu, vừa là nguồn sống đối với Đoàn Thị Xuân. Ảnh: FBNV
Còn hơn thế, trên vai Đoàn Thị Xuân (cô là em út trong gia đình có 3 anh em) là gánh nặng gia đình nữa. Cô phải thắng được số phận để tiếp tục tồn tại, mưu sinh, để san sẻ trách nhiệm cùng 2 anh trai báo hiếu người cha già đang teo tóp vì bệnh tật, từ lâu đã mất khả năng lao động. Xuân còn nhiều thứ để lo toan, nhưng nếu tương lai mới với bóng chuyền vụt sáng trở lại, mọi chuyện suôn sẻ và êm đềm thì cuộc đời của cô cũng sẽ bớt muộn sầu, sẽ dễ dàng và tươi tắn hơn đôi chút…
Đoàn Thị Xuân xuất thân từ đội trẻ Thanh Hóa, sau đó chuyển đến thi đấu cho CLB VietsoPetro song sự nghiệp của cô gái sinh năm 1997 chỉ thật sự thăng hoa khi cập bến CLB Ngân hàng Công thương. Tại đây, Xuân nhanh chóng khẳng định được tài năng và vị trí của mình trong màu áo đội bóng ngành ngân hàng chỉ sau một thời gian ngắn. 20 tuổi, cô đã được triệu tập lên ĐTQG, đánh chính hẳn hoi. Năm 2016, cô cùng NHCT lên ngôi Vô địch quốc gia lần đầu tiên. Nhưng khi sự nghiệp đang thăng hoa, cô cũng đồng thời phải chống chọi với cănh bệnh Marfan di truyền từ cha của mình. Căn bệnh này khiến thị lực của cô giảm sút, có thể mù lòa bất cứ lúc nào nếu không được chữa trị.
Đội á quân giải bóng chuyền vô địch quốc gia Sanest Khánh Hòa xác nhận đã bổ sung lực lượng ngoại binh người Brazil sẵn sàng thi đấu giai đoạn thứ nhất giải năm nay.
Cựu cầu thủ của đội nam Công an TPHCM và Ninh Bình đã chính thức nghỉ thi đấu từ năm 2025 và hiện đã được tăng cường tham gia ban huấn luyện tuyến 1 đội bóng cố đô Hoa Lư.
HLV Nguyễn Thị Ngọc Hoa tiếp tục được đăng ký trong danh sách chính thức ban huấn luyện đội đương kim vô địch VTV Bình Điền Long An dự giải vô địch quốc gia 2025.
Đội bóng chuyền nam Long An đang tập trung chuẩn bị lực lượng tốt nhất bước vào giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2025 và mục tiêu đặt ra là trụ hạng thành công.
Cầu thủ ngoại (ngoại binh) là những người thu hút người hâm mộ của giải bóng chuyền vô địch quốc gia và năm nay dự báo số đông đội bóng thuê tăng cường nhiều tay đập từ nước ngoài.
Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam và Ban tổ chức chính thức công bố giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2025 và năm nay mức thưởng tiếp tục có tổng hơn 2,2 tỷ đồng.
Đội bóng chuyền nữ Ninh Bình đã có sự tăng cường lực lượng đáng kể khi đạt thỏa thuận mượn tăng cường 2 cầu thủ Bùi Thị Ánh Thảo và Vi Thị Yến Nhi từ đội Hà Nội.
Giải bóng chuyền vô địch quốc gia đã bắt đầu có được chi phí về bản quyền từ đó Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam bổ sung vào các hoạt động chuyên môn của mình.
Trọng tâm chuyên môn của 2 đội tuyển bóng chuyền trong nhà nam, nữ Việt Nam được chú ý ở năm 2025 là SEA Games 33 và từ kết quả thi đấu tại giải vô địch quốc gia thì ban huấn luyện mới chọn lựa cầu thủ phù hợp tập trung.
Đội bóng chuyền nữ Binh chủng Thông tin có sự chuẩn bị lực lượng quan trọng hướng tới thi đấu giai đoạn thứ nhất giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2025.
Tay đập quan trọng của đội nam Sanest Khánh Hòa tiếp tục ở lại với đội bóng chuẩn bị chuyên môn hướng tới dự giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2025 nhưng có cơ hội thi đấu giải hạng A cho đội VLXD Bình Dương.
Mức thưởng cho các đội đạt kết quả tại giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2025 gần như sẽ được đảm bảo như những mùa giải trước với múc 500 triệu đồng dành cho nhà vô địch...
Ban huấn luyện đội bóng chuyền nam Công an TPHCM và cầu thủ đã chính thức trở lại tập luyện khai xuân hướng tới nhiệm vụ giành thành tích cao nhất năm 2025.
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu