Sau khi bơi lội Việt Nam tạo bước ngoặt lịch sử (lần đầu tiên đoạt 10 HCV và xô ngã 10 kỷ lục Đông Nam Á) tại SEA Games 2015, hầu hết các đối thủ mạnh trong khu vực, đặc biệt là Singapore phải thận trọng khi nhận định về khả năng chiến thắng của chính họ trong cuộc tranh tài tới đây ở Malaysia 2017.
Hai năm trước, Ánh Viên đã khuấy đảo các nội dung bơi của nữ, đoạt đến 8 HCV và phá 8 kỷ lục đại hội khiến cả làng bơi khu vực phải ngỡ ngàng, bởi cách đó vài năm, Ánh Viên gần như không nằm trong danh sách kình địch đối với quốc gia sở hữu những kình ngư xuất sắc như Singapore, Thái Lan và Malaysia.
Mọi chuyện sẽ rất khác khi Ánh Viên tái ngộ cùng Quah Ting Wen, Natthanan Junkrajang, Khoo Cai Lin, Tao Li hay Lim Xiang… Mọi thông số bơi ở các cự ly sở trường 200m và 400m cá nhân hỗn hợp, bơi ngửa, ếch hay tự do của Ánh Viên ở các giải đấu gần đây trên đất Mỹ đều được nghiên cứu kỹ. Theo đánh giá của giới chuyên môn, đánh bại được Ánh Viên thì chỉ có cách phải giỏi hơn cô thực sự. Ánh Viên đã trở thành VĐV bơi lội đầu tiên của Việt Nam đoạt HCV tại giải Vô địch châu Á (cự ly 400m cá nhân hỗn hợp). Tức là so với cách đây 2 năm, Ánh Viên còn mạnh hơn rất nhiều, nhưng nói như HLV Đặng Anh Tuấn, SEA Games hay bất cứ đấu trường quốc tế nào cũng quan trọng, đều là bài kiểm tra đối với Ánh Viên. Thành tích của cô chỉ được cải thiện qua các cuộc tranh tài và Ánh Viên phải “sống” cùng những giải đấu nếu muốn duy trì thành công.
Nhưng bơi lội Việt Nam không chỉ có Ánh Viên. Bên cạnh “tiểu tiên cá” còn có những gương mặt tài năng khác, như Hoàng Quý Phước, Trần Duy Khôi, Lâm Quang Nhật (nam) hay nữ kình ngư Nguyễn Diệp Phương Trâm - người hứa hẹn sẽ cùng Ánh Viên tạo nên một cơn mưa huy chương ở đường đua xanh Malaysia 2017.
Lẽ ra, với tiềm năng của mình, giờ đây Quý Phước và Duy Khôi đã vươn đến tầm châu Á hoặc thế giới, chứ không chỉ quanh quẩn ở “ao làng”. Chiến lược đầu tư cho cả 2 nam kình ngư giỏi này không được như ý, để giờ đây nhiều người cảm thấy tiếc cho cả hai và cho bơi lội nước nhà. Tương tự, nếu không dang dở chuyến tập huấn dài hạn ở Mỹ (được Công ty Nutifood cam kết đầu tư lâu dài với kinh phí khoảng 2 tỷ đồng/năm), Nguyễn Diệp Phương Trâm có thể giờ đây đã tiến đến rất sát thành tích của đàn chị Ánh Viên, sẵn sàng chia sẻ gánh nặng thành tích ở đấu trường quốc tế.
Nhưng dù sao, giới làm nghề vẫn tin “thủ lĩnh” Nguyễn Thị Ánh Viên sẽ dẫn dắt đội tuyển bơi lội Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các nội dung nữ, đồng thời tạo động lực cho các kình ngư nam vượt qua chỉ tiêu 2 HCV như từng giành được cách đây 2 năm…
Hai năm trước, Ánh Viên đã khuấy đảo các nội dung bơi của nữ, đoạt đến 8 HCV và phá 8 kỷ lục đại hội khiến cả làng bơi khu vực phải ngỡ ngàng, bởi cách đó vài năm, Ánh Viên gần như không nằm trong danh sách kình địch đối với quốc gia sở hữu những kình ngư xuất sắc như Singapore, Thái Lan và Malaysia.
Mọi chuyện sẽ rất khác khi Ánh Viên tái ngộ cùng Quah Ting Wen, Natthanan Junkrajang, Khoo Cai Lin, Tao Li hay Lim Xiang… Mọi thông số bơi ở các cự ly sở trường 200m và 400m cá nhân hỗn hợp, bơi ngửa, ếch hay tự do của Ánh Viên ở các giải đấu gần đây trên đất Mỹ đều được nghiên cứu kỹ. Theo đánh giá của giới chuyên môn, đánh bại được Ánh Viên thì chỉ có cách phải giỏi hơn cô thực sự. Ánh Viên đã trở thành VĐV bơi lội đầu tiên của Việt Nam đoạt HCV tại giải Vô địch châu Á (cự ly 400m cá nhân hỗn hợp). Tức là so với cách đây 2 năm, Ánh Viên còn mạnh hơn rất nhiều, nhưng nói như HLV Đặng Anh Tuấn, SEA Games hay bất cứ đấu trường quốc tế nào cũng quan trọng, đều là bài kiểm tra đối với Ánh Viên. Thành tích của cô chỉ được cải thiện qua các cuộc tranh tài và Ánh Viên phải “sống” cùng những giải đấu nếu muốn duy trì thành công.
Nhưng bơi lội Việt Nam không chỉ có Ánh Viên. Bên cạnh “tiểu tiên cá” còn có những gương mặt tài năng khác, như Hoàng Quý Phước, Trần Duy Khôi, Lâm Quang Nhật (nam) hay nữ kình ngư Nguyễn Diệp Phương Trâm - người hứa hẹn sẽ cùng Ánh Viên tạo nên một cơn mưa huy chương ở đường đua xanh Malaysia 2017.
Lẽ ra, với tiềm năng của mình, giờ đây Quý Phước và Duy Khôi đã vươn đến tầm châu Á hoặc thế giới, chứ không chỉ quanh quẩn ở “ao làng”. Chiến lược đầu tư cho cả 2 nam kình ngư giỏi này không được như ý, để giờ đây nhiều người cảm thấy tiếc cho cả hai và cho bơi lội nước nhà. Tương tự, nếu không dang dở chuyến tập huấn dài hạn ở Mỹ (được Công ty Nutifood cam kết đầu tư lâu dài với kinh phí khoảng 2 tỷ đồng/năm), Nguyễn Diệp Phương Trâm có thể giờ đây đã tiến đến rất sát thành tích của đàn chị Ánh Viên, sẵn sàng chia sẻ gánh nặng thành tích ở đấu trường quốc tế.
Nhưng dù sao, giới làm nghề vẫn tin “thủ lĩnh” Nguyễn Thị Ánh Viên sẽ dẫn dắt đội tuyển bơi lội Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các nội dung nữ, đồng thời tạo động lực cho các kình ngư nam vượt qua chỉ tiêu 2 HCV như từng giành được cách đây 2 năm…