Asiad 18 diễn ra vào tháng 8 năm sau ở Indonesia. Tuy nhiên, không phải VĐV hay đội tuyển nào cũng may mắn nhận được sự đầu tư từ ngành thể dục thể thao và đơn vị thể thao chủ quản cho sự nghiệp quyết liệt như thế.
Vì vậy, giới làm nghề khá băn khoăn khi chứng kiến hàng loạt đội tuyển phải giải tán sau SEA Games 29, được “xả trại” nghỉ ngơi và thi đấu một vài giải trong nước cầm chừng để chờ đợt tập trung tiếp theo vào đầu năm 2018.
Từ trước khi SEA Games 29 khởi đi, trong kế hoạch chuẩn bị lực lượng, ngành thể dục thể thao cũng đã tập trung đầu tư cho những VĐV và đội tuyển trọng điểm, không chỉ hướng đến thành tích khu vực, mà còn cho cả đấu trường Asiad 18 và Olympic Tokyo 2020.
Có những trục trặc nảy sinh, chẳng hạn là việc các VĐV từng dự Olympic như Nguyễn Thị Huyền (400m và 400m rào nữ), Nguyễn Thành Ngưng (đi bộ 20km nam) hoặc VĐV gây bất ngờ như Bùi Văn Đông (nhảy xa nam) đến phút cuối mới được đưa vào chương trình đầu tư trọng điểm, gây bức xúc trong dư luận làng thể thao.
Đấy là bài học kinh nghiệm thực sự đối với ngành thể dục thể thao, thế cho nên trong giai đoạn chuẩn bị cho Asiad 18, chắc chắn công tác chọn lựa nhân sự sẽ kỹ lưỡng và cụ thể hơn.
Những gương mặt vừa thi đấu bùng nổ ở SEA Games 29 như Nguyễn Thị Huyền, Lê Tú Chinh, Bùi Văn Đông, Bùi Thị Thu Thảo (điền kinh), Nguyễn Thị Ánh Viên, Nguyễn Hữu Kim Sơn, Nguyễn Huy Hoàng (bơi lội), Thạch Kim Tuấn, Trịnh Văn Vinh (cử tạ), Lê Thanh Tùng (thể dục), Nguyễn Thị Thật (xe đạp)… đương nhiên sẽ được ưu tiên hàng đầu cho chiến dịch tranh đoạt hơn 1 tấm HCV mà suốt 2 kỳ Á vận hội đã qua, thể thao Việt Nam chưa một lần làm được.
Phải nhanh mới kịp, bởi nhìn từ SEA Games 29, giới làm nghề đã có thể nhận thấy các quốc gia khác trong khu vực như Malaysia, Singapore, Thái Lan và chủ nhà của Asiad 18 là Indonesia đã trình làng nhiều VĐV trẻ triển vọng ở các môn điền kinh, cử tạ, bơi lội, bắn súng, bắn cung… mà thành tích tiệm cận tầm châu lục ở nhiều môn thế mạnh. Tức là, ngay tại SEA Games 29, một bước đệm cho thể thao Đông Nam Á, chúng ta đã phải chạy đua cùng bạn bè vì Asiad 18 thực sự rồi.
Từ trước khi SEA Games 29 khởi đi, trong kế hoạch chuẩn bị lực lượng, ngành thể dục thể thao cũng đã tập trung đầu tư cho những VĐV và đội tuyển trọng điểm, không chỉ hướng đến thành tích khu vực, mà còn cho cả đấu trường Asiad 18 và Olympic Tokyo 2020.
Có những trục trặc nảy sinh, chẳng hạn là việc các VĐV từng dự Olympic như Nguyễn Thị Huyền (400m và 400m rào nữ), Nguyễn Thành Ngưng (đi bộ 20km nam) hoặc VĐV gây bất ngờ như Bùi Văn Đông (nhảy xa nam) đến phút cuối mới được đưa vào chương trình đầu tư trọng điểm, gây bức xúc trong dư luận làng thể thao.
Đấy là bài học kinh nghiệm thực sự đối với ngành thể dục thể thao, thế cho nên trong giai đoạn chuẩn bị cho Asiad 18, chắc chắn công tác chọn lựa nhân sự sẽ kỹ lưỡng và cụ thể hơn.
Những gương mặt vừa thi đấu bùng nổ ở SEA Games 29 như Nguyễn Thị Huyền, Lê Tú Chinh, Bùi Văn Đông, Bùi Thị Thu Thảo (điền kinh), Nguyễn Thị Ánh Viên, Nguyễn Hữu Kim Sơn, Nguyễn Huy Hoàng (bơi lội), Thạch Kim Tuấn, Trịnh Văn Vinh (cử tạ), Lê Thanh Tùng (thể dục), Nguyễn Thị Thật (xe đạp)… đương nhiên sẽ được ưu tiên hàng đầu cho chiến dịch tranh đoạt hơn 1 tấm HCV mà suốt 2 kỳ Á vận hội đã qua, thể thao Việt Nam chưa một lần làm được.
Phải nhanh mới kịp, bởi nhìn từ SEA Games 29, giới làm nghề đã có thể nhận thấy các quốc gia khác trong khu vực như Malaysia, Singapore, Thái Lan và chủ nhà của Asiad 18 là Indonesia đã trình làng nhiều VĐV trẻ triển vọng ở các môn điền kinh, cử tạ, bơi lội, bắn súng, bắn cung… mà thành tích tiệm cận tầm châu lục ở nhiều môn thế mạnh. Tức là, ngay tại SEA Games 29, một bước đệm cho thể thao Đông Nam Á, chúng ta đã phải chạy đua cùng bạn bè vì Asiad 18 thực sự rồi.