Thảm họa tồi tệ nhất lịch sử
Trên tay Atsushi Muramatsu - tình nguyện viên của Olympic Tokyo 2020 thuộc tỉnh Miyagi là tờ rơi có nội dung: “Chào mừng bạn đến với sân vận động (SVĐ) Miyagi. Khu vực tập luyện bên cạnh SVĐ vốn là nhà xác lớn nhất của các nạn nhân bị sóng thần cướp đi tính mạng cách đây 10 năm”.
Muramatsu là “nhân chứng sống” đã may mắn thoát khỏi trận “đòn roi của mẹ thiên nhiên” vào năm 2011. Một vết sẹo hằn sâu trong tâm trí của chàng tình nguyện viên và những người dân thuộc tỉnh Miyagi từng trải qua thảm họa kép vào ngày 11-3 của 10 năm về trước.
Trận động đất kinh hoàng 9,0 độ richter đi kèm cơn sóng thần dữ dội đã nhấn chìm người dân thuộc 2 tỉnh Miyagi và Fukushima trong bầu không khí tang thương và nước mắt. Thậm chí, dư chấn quá lớn của thảm họa còn làm thải chất phóng xạ độc hại tại nhà máy hạt nhân Fukushima ra môi trường. Thảm họa đã gây thiệt hại nặng nề cho các khu dân cư ven biển, và cướp đi sinh mạng của hơn 18.000 người. Trong đó, tỉnh Miyagi chịu tổn thất nhất với khoảng 10.000 tử vong.
Olympic của sự tử tế và lòng biết ơn
Người dân Nhật Bản đã trải quả thảm họa kép 10 năm về trước tỏ lòng biết ơn chân thành đến cộng đồng quốc tế. Vì thế, chiến thắng của đất nước mặt trời mọc tại Olympic 2020 là cơ hội để người dân có dịp trực tiếp được trả ơn cộng đồng quốc tế đã giúp đỡ họ vượt khoảng thời gian từng là tồi tệ nhất cuộc đời.
Thông qua sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh, Nhật Bản muốn dành sự mặc niệm đến những nạn nhân không may qua đời ở thảm họa vào ngày 11-3-2011, đồng thời giới thiệu về tinh thần không chịu đầu hàng số phận và vượt lên nghịch cảnh của người dân xứ hoa Anh đào. Người Nhật muốn trình làng một bộ mặt đầy hy vọng cho cộng đồng quốc tế để biết được rằng, họ đã hồi phục mạnh mẽ đến nhường nào.
Tỉnh Miyagi là một trong những địa phương chọn để cùng thủ đô Tokyo tổ chức Olympic Tokyo 2020. Theo kế hoạch, SVĐ của tỉnh được kỳ vọng sẽ được phủ kín 49.000 khán giả đến theo dõi bóng đá và bóng chày - vốn là 2 môn thể thao được ưa chuộng tại xứ hoa Anh đào. Việc đón một lượng lớn người hâm mộ là cơ hội để người dân địa phương phát đi lời cảm ơn, đồng thời kể lại khoảng thời gian 10 năm vừa qua họ đã vượt qua nghịch cảnh thế nào.
Một tình nguyện viên khác có tên Mieko Onuma đã tổ chức một buổi thuyết trình nhỏ nhằm chia sẻ kinh nghiệm của cô với những du khách đến tỉnh Miyagi. “Khi thảm họa xảy ra, tôi đang làm giáo viên tại một trường tiểu học. Tôi cảm thấy có trách nhiệm phải kể lại những gì đã xảy ra vào ngày hôm đó, vì vậy tôi kể những câu chuyện của mình tại đây đến với mọi người, ”Onuma nói.
Nữ CĐV 14 tuổi Toshihiro Umeki đã cùng cha tham gia buổi kể chuyện của Okuma chia sẻ: “Hồi đó, tôi mới 5 tuổi nên tôi hầu như không nhớ gì về thảm họa. Vì vậy, nó không giống như hồi tưởng lại những kỷ niệm của tôi mà thay vào được học hỏi những điều mới. Có rất nhiều điều gây sốc mà tôi không biết qua lời kể chuyện của cô Onuma”.