“Tôi chạy Grab khoảng 2 tiếng mỗi ngày nhưng sau giờ tập luyện, không ảnh hưởng đến chuyên môn. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên phải như vậy. Khi nào điều kiện tốt hơn tôi sẽ không chạy Grab nữa”, Thu Trang nói.
Bất ngờ lớn nhất không phải là việc Thu Trang vượt qua 6 đối thủ đến từ Malaysia, Thái Lan, Myanmar mà là người đàn chị kỳ cựu từng 2 lần vô địch SEA Games Nguyễn Thị Thanh Phúc. Sau 5.000m, cô cùng Thanh Phúc vượt lên tạo khoảng cách khá an toàn so với tốp phía sau biến cuộc cạnh tranh HCV nội bộ của điền kinh Việt Nam.
Khi chỉ cách đích hơn 1,5 km, Thanh Phúc bị các trọng tài bắt lỗi phạm qui, phải vào khu vực cấm lĩnh án phạt chờ 2 phút mới được thi đấu trở lại. Tận dụng cơ hội này, "tôi đã phiêu đôi chân một cách dẻo nhất trong vòng cuối cùng (có tổng cộng 25 vòng chạy 400m ở cự ly này), duy trì guồng chân để có được thành tích tốt nhất - đoạt HCV."
Thu Trang bật khóc vì hạnh phúc, đôi tay nắm chặt vào lá quốc kỳ trên vai: “Đây là thành tích đầy bất ngờ với tôi. Các thầy chỉ đặt mục tiêu cho tôi là cố gắng về được đến đích chứ không nghĩ lần đầu đấu SEA Games lại có HCV.”








Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Chủ nhà Campuchia sẽ bán bản quyền truyền hình SEA Games 32
-
Bế mạc ASEAN Para Games 11-2022: Đêm chia tay cảm xúc
-
Thể thao người khuyết tật Việt Nam đứng hạng 3 với 65 HCV tại ASEAN Para Games
-
Qua 4 ngày, VĐV bơi thể thao người khuyết tật đã giành 23 HCV tại ASEAN Para Games
-
VĐV thể thao người khuyết tật Việt Nam đã giành 31 HCV tại ASEAN Para Games 11-2022
-
Lực sĩ Lê Văn Công giành HCV ASEAN Para Games 11-2022
-
Thể thao người khuyết tật Việt Nam sớm giành được 9 tấm HCV
-
Ngày hội của thể thao người khuyết tật Đông Nam Á chính thức tranh tài
-
Lễ Thượng cờ các quốc gia tham dự ASEAN Para Games lần thứ 11-2022
-
Thể thao người khuyết tật Việt Nam: Trên hết là thể hiện nghị lực phi thường