V-League 2015: Tranh cãi… vì tiền

Đại hội cổ đông Công ty VPF hôm 27-12 một lần nữa cho thấy, sự bất cập của bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam khi vấn đề tiền bạc hết sức mập mờ. Trên nguyên tắc, VPF là công ty cổ phần mà các CLB là những cổ đông lớn, tuy nhiên sau 3 năm hoạt động, các cổ đông chỉ thấy thiệt hại hơn là được hưởng lợi từ hoạt động của công ty.

Đại hội cổ đông Công ty VPF hôm 27-12 một lần nữa cho thấy, sự bất cập của bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam khi vấn đề tiền bạc hết sức mập mờ. Trên nguyên tắc, VPF là công ty cổ phần mà các CLB là những cổ đông lớn, tuy nhiên sau 3 năm hoạt động, các cổ đông chỉ thấy thiệt hại hơn là được hưởng lợi từ hoạt động của công ty.

Ví dụ như việc các CLB được VPF hỗ trợ tiền trong quá trình thi đấu (như tiền di chuyển đá sân khách) trong 2 mùa giải gần nhất khoảng hơn 23 tỷ đồng, chia đều ra thì chưa đến 1 tỷ đồng/CLB. Số tiền này tưởng nhiều nhưng trên thực tế đã bị trừ vào chi phí hằng năm của VPF, từ đó dẫn đến việc công ty không còn lợi nhuận, đương nhiên CLB không có lợi tức từ cổ phần. Xem như chính các CLB tự bỏ tiền ra chứ không hề nhận được sự hỗ trợ nào. Đấy là chưa kể, số tiền đó chỉ được chuyển cho các CLB vào cuối mùa sau khi trừ đi các khoản tiền mà CLB bị phạt trong thi đấu, coi như VPF lại “nắm đằng chuôi”, đẩy những cổ đông của mình vào thế bị động tài chính.

Các đại biểu tại Đại hội cổ đông VPF sáng 27-12. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Cũng theo phản ảnh của nhiều CLB, nhất là những CLB thuộc diện “nhà nghèo” thì bất kỳ mọi vi phạm nào cũng đều bị phạt tiền thẳng tay, nhưng VPF lại không thể bảo đảm nguồn thu nào cho các CLB cả, cứ phải đợi đến cuối năm xem làm ăn lời lỗ ra sao rồi mới biết. Đại diện một CLB bức xúc: “CLB sai thì bị phạt, VPF làm không đúng nghĩa vụ thì ai phạt? Mỗi CLB muốn đá V-League đều phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính, lại phải tự thân vận động trong khi mọi nguồn lợi lớn nhất trong thi đấu đều giao cho VPF kinh doanh, nhưng kết quả lại chẳng có gì. Không lẽ các CLB phải làm thay việc của VPF”.

Cụ thể đến thời điểm này, chỉ mới có khoản tài trợ của Toyota dành cho V-League với số tiền không nhiều hơn Eximbank, trong khi các giải hạng nhất và Cúp quốc gia vẫn chưa có tài trợ, như vậy nguồn thu cũng chẳng khá hơn 2 mùa gần nhất.

Ngoài ra, các CLB còn “tố” VPF là không bảo vệ quyền lợi cho họ dù đại diện cho các CLB khi làm việc với VFF hay cơ quan quản lý nhà nước. Ví dụ như việc đăng ký số lượng ngoại binh đến giờ này vẫn chưa quyết định, trong khi các CLB đã ký hợp đồng với ngoại binh rồi. Hay việc các CLB hiện đang thi đấu dưới quyền điều hành của VPF nhưng các quyết định kỷ luật lại do Ban kỷ luật của VFF ban hành, chưa chắc đã nắm rõ tình hình.

Hoặc chuyện CĐV đội khách đốt pháo sáng trên khán đài nhưng CLB lại gánh chịu phạt, trong khi việc kiểm soát an ninh trong trận đấu là sự phối hợp của nhiều đơn vị khác nhau và do người của VPF làm tổng điều phối viên.

VIỆT QUANG

Tin cùng chuyên mục