Chắc chắn, sẽ có rất nhiều người Việt Nam khác đổ thừa ông trọng tài chính sau tình huống không thổi phạt đền cho U22 Việt Nam vì Rezaldi Hehanusa phi cả 2 chân vào Quang Hải trong vòng cấm địa ở những phút cuối trận. Nhưng bóng đá vốn là như vậy, nơi những phán quyết khi thì bất công cho bên này, khi thì thiên vị cho bên kia thường được đưa ra từ các trọng tài gây tranh cãi. Vấn đề là, chúng ta đã không thể tận dụng cơ hội của mình, thì kết quả hòa 0-0 là một kết quả đáng để chấp nhận, chẳng có gì phải oán trách hay đổ thừa gì cả.
Ngược dòng quá khứ để nói về chuyện trọng tài thì có rất nhiều dẫn chứng, rất nhiều tình tiết thiên vị mà người ta đã được chứng kiến tận mắt, nghe đến tận tai. Những chuyện này, chẳng hề mới trong bóng đá và sau này, chúng trở thành bài học cay đắng cho những đội bóng, những làng bóng muốn vươn lên tầm đẳng cấp cao hơn, để không dựa vào may mắn hay một vài quyết định khó hiểu của trọng tài. Là một người yêu bóng đá Liên Xô – Đông Âu cũ, ngày nay là bóng đá Nga, tôi nhớ hoài một tình huống trong trận Nga thua Đức 0-3 ở vòng bảng Euro 1996. Ở thời điểm đó, tuyển Đức của những Matthias Sammer, Jurgen Klinsmann, Oliver Bierhoff đang dẫn trước tuyển Nga 1-0, thì tuyển Nga có cơ hội phản công nhanh với một tình huống 3 đánh 1 mà nhạc trưởng của họ là Alekdandr Mostavoi đang cầm bóng. Là một cầu thủ có kỹ thuật cá nhân thuộc loại thượng thừa của bóng đá Nga, nhưng lại mắc bệnh ngôi sao và thích đá ngẫu hứng thay vì kỷ luật và phối hợp chiến thuật, anh này giở chứng định dùng kỹ thuật cá nhân vượt qua thủ thành Andreas Kopke của tuyển Đức, thủ thành này đã lao thẳng vào cân của Mostavoi, một pha phạm lỗi rõ ràng trong vòng cấm địa, khiến bóng lăn ra đường biên ngang. Nhưng thay vì thổi phạt đền cho tuyển Nga, ông trọng tài chính người Đan Mạch chỉ tay ra góc sân, chỉ cho tuyển Nga được hưởng quả đá phạt góc, trong sự phản ứng dữ dội của chính Mostavoi.
Rõ ràng, trong tình huống này, trọng tài đã sai, hoặc thậm chí đã thiên vị. Nhưng nếu Mostavoi không nổi hứng tự mình đi bóng đột phá, anh chỉ cần đập nhả sang phía bên kia cho Andrei Kanchelkis đang băng lên đầy trống trải, bàn thắng đã được ghi cho tuyển Nga mà không cần phải tranh cãi pha bóng sau đó có phải là phạt đền hay là không. Và khi gỡ hòa 1-1, thế trận sẽ khác, tuyển Nga sẽ không thua thêm 2 bàn nữa và chính thức rời giải với 2 trận thua liên tiếp. Vào lúc đó, người Nga nên đổ thừa ai, ông trọng tài không công tâm, hay là chính bản thân mình???
Trở lại với tình huống trọng tài Omar không thổi phạt đền cho U22 sau khi Quang Hải bị phạm lỗi trong vòng 16 mét 50, chúng ta đều thấy, nếu trước đó, các đồng đội đứng cùng cánh với Hải (có đến 2 chiếc bóng áo đỏ khác hiện diện trong vòng cấm) có sự phối hợp ăn ý hơn, không chuyền ngược về cho Hải mà Hải lại không khống chế bóng tốt, để bóng nảy ra quá dài vào tầm truy cản của Rezaldi, thì chúng ta đã có cơ hội ăn bàn trước khi Hải bị phạm lỗi và trọng tài từ chối một quả phạt 11 mét.
Ở đâu cũng vậy, bóng đá luôn có những tình huống bất thường. Và nên nhớ, đây là SEA Games, nơi người ta sử dụng mọi chiêu trò để gom vàng, để hại VĐV đối phương trong những môn đấu chấm điểm theo cảm tính, thì sá gì vài tiếng còi méo trong một trận đấu để dành cho một đội tuyển đến từ một đất nước thân thuộc hơn với nước chủ nhà? Thế nên, hãy chuẩn bị cho cả những tình huống xấu nhất, và chỉ tập trung vào chính bản thân thay vì trách cứ những người xung quanh, có như vậy, chúng ta mới có thể tiến xa hơn được.
Trận hòa Indonesia chủ yếu là do chúng ta không tận dụng được ưu thế, không tận dụng được cơ hội, nhưng nó cũng chẳng phải là thảm họa để quay ra đổ thừa người này và chỉ trích người kia, vì phía trước, vận mệnh đang nằm chính trong tay của chúng ta. Chỉ cần không thua, chúng ta sẽ giành vé, và nếu không tự thua chính mình, chúng ta chẳng cần sợ ai cả. Thái Lan ư, họ cũng là người, chẳng phải siêu nhân và cũng ra sân với 11 cầu thủ.
Ngược dòng quá khứ để nói về chuyện trọng tài thì có rất nhiều dẫn chứng, rất nhiều tình tiết thiên vị mà người ta đã được chứng kiến tận mắt, nghe đến tận tai. Những chuyện này, chẳng hề mới trong bóng đá và sau này, chúng trở thành bài học cay đắng cho những đội bóng, những làng bóng muốn vươn lên tầm đẳng cấp cao hơn, để không dựa vào may mắn hay một vài quyết định khó hiểu của trọng tài. Là một người yêu bóng đá Liên Xô – Đông Âu cũ, ngày nay là bóng đá Nga, tôi nhớ hoài một tình huống trong trận Nga thua Đức 0-3 ở vòng bảng Euro 1996. Ở thời điểm đó, tuyển Đức của những Matthias Sammer, Jurgen Klinsmann, Oliver Bierhoff đang dẫn trước tuyển Nga 1-0, thì tuyển Nga có cơ hội phản công nhanh với một tình huống 3 đánh 1 mà nhạc trưởng của họ là Alekdandr Mostavoi đang cầm bóng. Là một cầu thủ có kỹ thuật cá nhân thuộc loại thượng thừa của bóng đá Nga, nhưng lại mắc bệnh ngôi sao và thích đá ngẫu hứng thay vì kỷ luật và phối hợp chiến thuật, anh này giở chứng định dùng kỹ thuật cá nhân vượt qua thủ thành Andreas Kopke của tuyển Đức, thủ thành này đã lao thẳng vào cân của Mostavoi, một pha phạm lỗi rõ ràng trong vòng cấm địa, khiến bóng lăn ra đường biên ngang. Nhưng thay vì thổi phạt đền cho tuyển Nga, ông trọng tài chính người Đan Mạch chỉ tay ra góc sân, chỉ cho tuyển Nga được hưởng quả đá phạt góc, trong sự phản ứng dữ dội của chính Mostavoi.
Rõ ràng, trong tình huống này, trọng tài đã sai, hoặc thậm chí đã thiên vị. Nhưng nếu Mostavoi không nổi hứng tự mình đi bóng đột phá, anh chỉ cần đập nhả sang phía bên kia cho Andrei Kanchelkis đang băng lên đầy trống trải, bàn thắng đã được ghi cho tuyển Nga mà không cần phải tranh cãi pha bóng sau đó có phải là phạt đền hay là không. Và khi gỡ hòa 1-1, thế trận sẽ khác, tuyển Nga sẽ không thua thêm 2 bàn nữa và chính thức rời giải với 2 trận thua liên tiếp. Vào lúc đó, người Nga nên đổ thừa ai, ông trọng tài không công tâm, hay là chính bản thân mình???
Trở lại với tình huống trọng tài Omar không thổi phạt đền cho U22 sau khi Quang Hải bị phạm lỗi trong vòng 16 mét 50, chúng ta đều thấy, nếu trước đó, các đồng đội đứng cùng cánh với Hải (có đến 2 chiếc bóng áo đỏ khác hiện diện trong vòng cấm) có sự phối hợp ăn ý hơn, không chuyền ngược về cho Hải mà Hải lại không khống chế bóng tốt, để bóng nảy ra quá dài vào tầm truy cản của Rezaldi, thì chúng ta đã có cơ hội ăn bàn trước khi Hải bị phạm lỗi và trọng tài từ chối một quả phạt 11 mét.
Ở đâu cũng vậy, bóng đá luôn có những tình huống bất thường. Và nên nhớ, đây là SEA Games, nơi người ta sử dụng mọi chiêu trò để gom vàng, để hại VĐV đối phương trong những môn đấu chấm điểm theo cảm tính, thì sá gì vài tiếng còi méo trong một trận đấu để dành cho một đội tuyển đến từ một đất nước thân thuộc hơn với nước chủ nhà? Thế nên, hãy chuẩn bị cho cả những tình huống xấu nhất, và chỉ tập trung vào chính bản thân thay vì trách cứ những người xung quanh, có như vậy, chúng ta mới có thể tiến xa hơn được.
Trận hòa Indonesia chủ yếu là do chúng ta không tận dụng được ưu thế, không tận dụng được cơ hội, nhưng nó cũng chẳng phải là thảm họa để quay ra đổ thừa người này và chỉ trích người kia, vì phía trước, vận mệnh đang nằm chính trong tay của chúng ta. Chỉ cần không thua, chúng ta sẽ giành vé, và nếu không tự thua chính mình, chúng ta chẳng cần sợ ai cả. Thái Lan ư, họ cũng là người, chẳng phải siêu nhân và cũng ra sân với 11 cầu thủ.