Vì sao tiền từ việc bán Chelsea vẫn chưa được giải ngân

Một quỹ trị giá 3,1 tỷ đô la được thành lập sau khi Roman Abramovich buộc phải bán CLB thành London, từ bỏ quyền sở hữu, hậu quả từ cuộc xung đột quân sự tại Ukraine. Tuy nhiên, thật ngạc nhiên là sau 13 tháng, đến nay vẫn chưa có đồng nào được đến tay “các nạn nhân Ukraina” như mục đích của nó.
Vì sao tiền từ việc bán Chelsea vẫn chưa được giải ngân

Đó là mức giá cao nhất phải trả cho một đội bóng đá, và đã có lúc là mức giá cao nhất được trả cho một đội thể thao ở bất kỳ đâu trên thế giới. Số tiền khổng lồ thu được là để tạo ra một trong những tổ chức từ thiện nhân đạo lớn nhất từng được thành lập. Nhưng kể từ khi Roman Abramovich từ bỏ Chelsea, vẫn chưa có tổ chức từ thiện được thành lập và vì thế tiền cũng bị đóng băng. Người được chọn để đứng đầu tổ chức từ thiện vẫn chưa được đặt tên đã mô tả những nỗ lực của mình “bị mắc kẹt trong vũng lầy quan liêu”.

Mike Penrose, cựu giám đốc điều hành của Vương quốc Anh tại Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc cho biết, nhiều tháng đàm phán với các quan chức chính phủ Anh đã không mang lại bất kỳ điều gì đột phá cho dù xung đột tại Ukraina đã kéo sang năm thứ 2 và nhu cầu hỗ trợ ngày càng tăng. Lý do đươc cho là cần có sự cho phép của chính phủ trước khi chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng bị đóng băng sang tổ chức từ thiện. Qui định này nhằm tránh “chuyển nhầm” sang … Nga hoặc Abramovich.

Điểm nghẽn lớn nhất là người ta qui định, các khoản tiền được chi phải nằm trong biên giới Ukraine, căn cứ theo một sắc lệnh bắt nguồn từ thỏa thuận với Liên minh châu Âu về cách thức phân phối tiền. Tuy nhiên, đa số các nạn nhân của cuộc xung đột lại đang ở trạng thái “chồng lấn” về biên giới do các tuyên bố của các bên về quyền kiểm soát lãnh thổ. Về mặt câu từ, cũng rắc r61i khi phải xác định đâu là “nạn nhân” để hưởng quyền ợi từ quỹ. Bởi có những “nạn nhân gián tiếp” từ cuộc xung đột này như dân cư ở vùng Sừng châu Phi, tức là các quốc gia như Somalia, những người đang chìm trong nạn đói vì thiếu nguồn cung cấp ngũ cốc từ Ukraine.

Giới chính trị ở Anh trở nên quan liêu vì nỗi sợ một phần tiền giải ngân sẽ đến Nga, hoặc quay trở lại Abramovich. Bởi về nguyên tắc, quỹ từ thiện vẫn do tỷ phú Nga lập ra vì cơ bản, đó là tiền của ông được trao tự nguyện cho chính phủ Anh với mục đích nhân đạo. Thời điểm lập quỹ, cũng đã có người lo ngại về sự tính hợp lý của nó dù tỷ phú Nga cam kết không đụng đến số tiền này.

James Denselow, một nhà quản lý của tổ chức Save the Children ở Anh tỏ ra tức giận: “Thật lố bịch khi Chelsea có thể được bán chỉ trong vài tuần nhưng đến lúc giải phóng những khoản tiền rất cần thiết thì họ lại gặp khó khăn”. Cũng theo Denselow, không nên giới hạn khu vực địa lý để phân phối tiền: “Hậu quả của cuộc chiến tại Ukraine không chỉ dừng lại ở biên giới của nó”. Những người đang cần tiền được giải ngân lo lắng rằng, sự can thiệp của giới chính trị sẽ khiến cho tiền từ quỹ này có thể không sử dụng đúng mục đích ban đầu. Ví dụ như nó có thể chuyển một phần sang “khắc phục hậu quả chiến tranh” chẳng hạn. Tổ chức từ thiện toàn cầu Oxfam hiện đã gây sức ép để phá vỡ thế bế tắc. Pauline Chetcuti, người đứng đầu chính sách của Oxfam tại Anh, cho rằng nhu cầu cấp thiết nhất là ở một số nước châu Phi đang quay cuồng vì tình trạng thiếu lương thực liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.

Tin cùng chuyên mục