Thưởng sao mới đúng?

1. Đầu tiên, treo thưởng là quyền của bất kỳ ai. Bản thân tiền thưởng cũng chẳng có lỗi gì vì nói cho cùng, treo thưởng là cách để thúc đẩy tinh thần làm việc.

1. Đầu tiên, treo thưởng là quyền của bất kỳ ai. Bản thân tiền thưởng cũng chẳng có lỗi gì vì nói cho cùng, treo thưởng là cách để thúc đẩy tinh thần làm việc.

Nhưng vừa qua, dư luận chia thành 2 phía khác nhau sau khi có việc “bầu” Đức và Eximbank treo thưởng cho chiếc HCV của đội U.23 tại SEA Games 26 với mức “khủng” là 1 triệu USD. Trong khi đó, nếu đoàn thể thao Việt Nam đạt chỉ tiêu 70 HCV để đứng trong tốp 3 toàn đoàn, tổng số tiền thưởng theo quy định của Nhà nước, chỉ trên dưới 4 tỷ đồng, tức là chưa được 1/5 so với chiếc HCV của bóng đá.

Ngoài “quyền được treo thưởng” đã nói ở trên, mức 1 triệu USD cũng dễ hiểu khi chiếc HCV là niềm mong mỏi của bóng đá Việt Nam hơn 50 năm qua. Nếu xét về thời gian, số tiền ấy cũng có thể xem là chấp nhận được.

Tuy nhiên, dư luận không đồng tình bởi cứ mỗi lần chúng ta treo thưởng cao như vậy thì gần như sẽ không đạt được kết quả như ý. Mỗi đợt SEA Games là mỗi lần tiền thưởng đến với đội U.23 tới tấp nhưng kết quả chỉ là sự thất vọng lớn. Lần duy nhất mà bóng đá Việt Nam không treo thưởng lại đoạt chức vô địch là tại AFF Cup 2008. Tóm lại, chuyện thắng một danh hiệu không liên quan gì đến tiền thưởng. Còn nói theo tinh thần thể thao, càng không nên vì chiến thắng là trách nhiệm của bất kỳ VĐV nào, đặc biệt với bóng đá, môn thể thao được xã hội quan tâm nhất và ai cũng biết, chỉ cần có danh hiệu là chắc chắn sẽ có… nhiều tiền. Như vậy, việc treo thưởng “khủng” coi chừng lại có tác dụng ngược.

2. Thêm một lý do để phải xem lại chuyện treo thưởng nói trên không được ủng hộ. Đó là vừa qua trong các đề xuất để có một nền bóng đá “sạch”, các ông bầu, trong đó có bầu Đức, đã đề nghị không nên thưởng đột xuất với mức cao để có chiến thắng. Theo quan điểm chung, nếu có thưởng cần được thông báo ngay từ đầu giải và ở mức vừa phải bởi cầu thủ đã nhận lương phải có trách nhiệm thi đấu. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, các CLB là sở hữu của các ông bầu, nếu họ muốn thưởng ai mà cấm được? Mà nếu có cấm, họ vẫn có cách để thưởng mà chẳng sai quy định.

Hơn nữa, trong một số hoàn cảnh đặc biệt, chỉ có tiền thưởng mới kích thích được cầu thủ nỗ lực hơn khả năng của mình. Thành ra, nếu đã cho rằng không nên treo thưởng lớn cho các CLB thì cũng nên dùng đó để “làm gương” ở cấp đội đội tuyển quốc gia. Nếu cầu thủ tại CLB chỉ có trách nhiệm thi đấu vì tiền lương thì một tuyển thủ quốc gia, trách nhiệm ấy còn nặng nề hơn vì họ đang đại diện cho đất nước. Và như thế, có nên treo thưởng để thực hiện nghĩa vụ cao cả đó hay không?

Tóm lại, chẳng ai cấm việc treo thưởng nhưng đã hạn chế chỗ này thì cũng nên làm điều tương tự ở chỗ khác để dư luận khỏi thắc mắc: Thưởng thế nào mới đúng?

Thúy Oanh

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Bản quyền truyền hình Asiad - “Món ăn tinh thần” đắt đỏ

Bản quyền truyền hình Asiad - “Món ăn tinh thần” đắt đỏ

Sự đắt đỏ không nằm ở giá chào bán, mà ở khía cạnh các nhà đài Việt Nam đã quen với chuyện mua sóng độc quyền, sở hữu các bản quyền dài hạn để “bán sóng” nên gần như không tồn tại yếu tố chia sẻ. Vai trò của các tổ chức liên kết thương mại giữa các đài, kênh sóng ở Việt Nam vô cùng mờ nhạt.

Bóng đá trong nước

HLV Mai Đức Chung nói gì sau trận thắng đội tuyển nữ Bangladesh?

Đội tuyển nữ Việt Nam đã khép lại lượt trận thứ hai tại bảng D môn bóng đá nữ ASIAD 19 bằng chiến thắng cách biệt 6-1 trước các cô gái Bangladesh. Cửa đi tiếp rộng mở với đội tuyển Việt Nam, nhưng HLV Mai Đức Chung tỏ ra chưa hài lòng về những thể hiện của các học trò…

Bóng đá quốc tế

Chủ sở hữu Chelsea sẽ kiên nhẫn với Pochettino

Đồng sở hữu Chelsea, Behdad Eghbali và Todd Boehly quyết định tiếp tục ủng hộ Mauricio Pochettino trong bối cảnh áp lực ngày càng tăng về tương lai của vị HLV người Argentina. Chelsea đang gây thất vọng lớn khi chỉ có một chiến thắng sau 6 vòng đấu và rơi xuống nửa cuối bảng xếp hạng Premier League.