Nhiều năm qua, CĐV ngày càng mạnh bạo trong việc thể hiện công khai sự phản đối những gì liên quan đến Liên đoàn bóng đá châu Âu (Uefa), nổi bật là người hâm mộ của Barcelona và Manchester City.
Sự việc đáng chú ý là vào tháng 10-2015, một nhân viên giám sát của Uefa khẳng định rằng ông đã nghe thấy những âm thanh chế nhạo trên sân nhà của đội bóng Anh quốc khi họ tiếp đón Sevilla (Man City thắng 2-1).
Thế nhưng, sau khi họp bàn, Ủy ban kỷ luật của Uefa đành đi đến quyết định không xử phạt The Citizens bởi lý do CĐV có quyền thể hiện sự không hài lòng của họ. Cuộc họp này cũng thống nhất rằng quy định của họ cần phải được cập nhật cho phù hợp hơn.
Nguồn cơn của việc người hâm mộ Man “xanh" nổi cơn thịnh nộ chính là việc Uefa đưa án phạt trị giá 49 triệu bảng vì vi phạm Luật công bằng tài chính vào năm 2014. CĐV Man City tin rằng đây là trở lực chính ngăn cản họ gia nhập hàng ngũ những CLB “tinh hoa" của châu Âu. Nửa xanh thành Manchester cũng rất bực dọc khi so sánh với việc có đến 300 CĐV của CSKA Moscow được cho phép vào sân theo dõi trận Champions League tháng 10-2014. Dù trước đó Uefa đã yêu cầu đây là trận đấu diễn ra trên sân không khán giả vì hàng loạt vụ “quậy” của người hâm mộ đội bóng nước Nga. Nhưng bất ngờ là CSKA Moscow cuối cùng lại thoát án phạt.
Một trường hợp khác diễn ra năm 2012 khiến CĐV Man City tin rằng họ bị Uefa đối xử bất công là việc Porto bị phạt 18.000 bảng vì người hâm mộ đội bóng Bồ Đào Nha có hành vi phân biệt chủng tộc với Mario Balotelli trong một trận đấu Europa League. Thế nhưng, Man City lại bị phạt đến 27.000 bảng chỉ vì cầu thủ của họ ra sân chậm 1 phút khi chuẩn bị đá hiệp 2 với Sporting Lisbon.
Điều 16G trong bộ quy tắc ứng xử của Uefa ban hành năm 2015 nêu rõ rằng các Liên đoàn lẫn CLB sẽ bị xem xét trách nhiệm “trong trường hợp quốc ca hoặc bài hát chính của giải đấu bị ảnh hưởng tiêu cực". Giờ đây, quy định này chỉ xem xét trường hợp nếu bài quốc ca bị gây “nhiễu" bởi CĐV.
Cơ quan quyền lực của bóng đá châu Âu cũng đồng thời tiếp tục cho duy trì hoạt đông biểu diễn của các ngôi sao ca nhạc trước thềm mỗi trận đấu, dù cho người hâm mộ có vẻ không mặn mà lắm.
Màn trình diễn của nhóm Black Eyed Peas trước khi khởi tranh trận chung kết Champions League ở Cardiff đã trở thành mục tiêu nhạo báng trên mạng xã hội. Dù vậy, nguồn tin nội bộ của Uefa cho biết tổ chức này muốn các trận đấu của họ giàu tính giải trí hơn. Một khi khán giả dần quen với việc này thì bóng đá cũng sẽ là hoạt động được hưởng lợi.
Sự việc đáng chú ý là vào tháng 10-2015, một nhân viên giám sát của Uefa khẳng định rằng ông đã nghe thấy những âm thanh chế nhạo trên sân nhà của đội bóng Anh quốc khi họ tiếp đón Sevilla (Man City thắng 2-1).
Thế nhưng, sau khi họp bàn, Ủy ban kỷ luật của Uefa đành đi đến quyết định không xử phạt The Citizens bởi lý do CĐV có quyền thể hiện sự không hài lòng của họ. Cuộc họp này cũng thống nhất rằng quy định của họ cần phải được cập nhật cho phù hợp hơn.
Nguồn cơn của việc người hâm mộ Man “xanh" nổi cơn thịnh nộ chính là việc Uefa đưa án phạt trị giá 49 triệu bảng vì vi phạm Luật công bằng tài chính vào năm 2014. CĐV Man City tin rằng đây là trở lực chính ngăn cản họ gia nhập hàng ngũ những CLB “tinh hoa" của châu Âu. Nửa xanh thành Manchester cũng rất bực dọc khi so sánh với việc có đến 300 CĐV của CSKA Moscow được cho phép vào sân theo dõi trận Champions League tháng 10-2014. Dù trước đó Uefa đã yêu cầu đây là trận đấu diễn ra trên sân không khán giả vì hàng loạt vụ “quậy” của người hâm mộ đội bóng nước Nga. Nhưng bất ngờ là CSKA Moscow cuối cùng lại thoát án phạt.
Một trường hợp khác diễn ra năm 2012 khiến CĐV Man City tin rằng họ bị Uefa đối xử bất công là việc Porto bị phạt 18.000 bảng vì người hâm mộ đội bóng Bồ Đào Nha có hành vi phân biệt chủng tộc với Mario Balotelli trong một trận đấu Europa League. Thế nhưng, Man City lại bị phạt đến 27.000 bảng chỉ vì cầu thủ của họ ra sân chậm 1 phút khi chuẩn bị đá hiệp 2 với Sporting Lisbon.
Điều 16G trong bộ quy tắc ứng xử của Uefa ban hành năm 2015 nêu rõ rằng các Liên đoàn lẫn CLB sẽ bị xem xét trách nhiệm “trong trường hợp quốc ca hoặc bài hát chính của giải đấu bị ảnh hưởng tiêu cực". Giờ đây, quy định này chỉ xem xét trường hợp nếu bài quốc ca bị gây “nhiễu" bởi CĐV.
Cơ quan quyền lực của bóng đá châu Âu cũng đồng thời tiếp tục cho duy trì hoạt đông biểu diễn của các ngôi sao ca nhạc trước thềm mỗi trận đấu, dù cho người hâm mộ có vẻ không mặn mà lắm.
Màn trình diễn của nhóm Black Eyed Peas trước khi khởi tranh trận chung kết Champions League ở Cardiff đã trở thành mục tiêu nhạo báng trên mạng xã hội. Dù vậy, nguồn tin nội bộ của Uefa cho biết tổ chức này muốn các trận đấu của họ giàu tính giải trí hơn. Một khi khán giả dần quen với việc này thì bóng đá cũng sẽ là hoạt động được hưởng lợi.