Tập đoàn sở hữu Inter Milan bị nghi rửa tiền

Một kênh truyền hình của Trung Quốc đã phân tích và cho rằng việc Suning mua lại Inter Milan chỉ là một hình thức rửa tiền.
Tập đoàn Suning thua lỗ 279 triệu eur trong năm đầu sở hữu Inter Milan.
Tập đoàn Suning thua lỗ 279 triệu eur trong năm đầu sở hữu Inter Milan.

Năm 2016, tập đoàn Suning Group Holdings đã mua lại 69% cổ phần của Inter Milan trị giá 270 triệu eur và trở thành chủ sở hữu mới của đội bóng giàu thành tích bậc nhất nước Ý.

Suning cũng là chủ sở hữu của CLB Jiangsu Suning đang chơi tại giải vô địch quốc gia Trung Quốc, đội bóng từng gây tiếng vang với hai thương vụ chuyển nhượng Ramires và Alex Teixeira.

Sau khi sở hữu Inter, Chủ tịch Zhang Jindong đã hứa sẽ bạo chi để biến Inter Milan một lần nữa trở thành thế lực đáng gờm của bóng đá thế giới. Tuy nhiên, khi thành công vẫn chưa đến với đội bóng áo sọc xanh đen thì Suning Group Holdings đang phải đối mặt với một rắc rối lớn về mặt pháp lý. Cụ thể, một kênh truyền hình của Trung Quốc đã phân tích và cho rằng việc Suning mua lại Inter Milan chỉ là một hình thức rửa tiền.

Suning Holdings Group, một trong những nhà bán lẻ thiết bị gia đình hàng đầu của Trung Quốc đang phải chứng kiến cảnh cổ phiếu và trái phiếu của họ sụt giảm một cách nhanh chóng . Lý do là bởi một phát ngôn viên của Trung Quốc đã phân tích về khoản thua lỗ lên đến 275,9 triệu eur trong năm vừa qua của Inter Milan. Câu hỏi được đặt ra là tập đoàn này sở hữu Inter Milan với mục đích gì?

Nhà nghiên cứu có tên Yin Zhongli cũng cho biết: “Một số tập đoàn đang mắc nợ ở trong nước, nhưng lại chi rất nhiều tiền ở nước ngoài, dù cơ hội thu hồi vốn là không lớn. Chính vì vậy, tôi không loại trừ khả năng đây là một hình thức rửa tiền”.

Cuối tháng Ba vừa rồi, ông Pan Gongsheng, người đứng đầu cơ quan quản lý ngoại hối hàng đầu Trung Quốc đã cáo buộc những công ty trong nước về việc “di chuyển tài sản ra nước ngoài dưới hình thức các giao dịch không mang tính kinh doanh thu lợi nhuận”. Ông cũng chỉ ra việc mua lại các đội bóng nước ngoài của thương gia Trung Quốc, và đặt câu hỏi về mục đích thực sự của nó.

Bên cạnh đó, các ngân hàng Trung Quốc cũng chỉ đạo điều tra một thương vụ đầu tư khác, đó là việc tập đoàn  của Yonghong Li mua lại CLB AC Milan vào đầu năm 2017. Theo đó, họ đã không huy động kịp vốn đầu tư mà phải nhờ đến sự trợ giúp tài chính của một tập đoàn khác ở Mỹ. Sau khi mua lại AC Milan, tập đoàn Trung Quốc cũng nhận một khoản nợ lên đến 246 USD. Các chuyên gia kinh tế cho biết, với số tiền lớn chi cho các khối tài sản nước ngoài, những tập đoàn đã vay tiền sẽ không thể thu hồi vốn để trả nợ.

Trước tình trạng thất thoát nguồn tiền ra nước ngoài quá lớn, Liên đoàn bóng đá Trung Quốc cũng lên phương án nhằm hạn chế tình trạng này. Cụ thể, tất cả tiền thuế thu được từ chuyển nhượng sẽ được nạp vào ngân sách nhà nước. Như vậy, các CLB sẽ phải chi gấp đôi số tiền chuyển nhượng cho 1 cầu thủ. Hơn nữa, Liên đoàn bóng đá nước này cũng đưa ra lệnh hạn chế số lượng cầu thủ nước ngoài được phép chơi trong một trận đấu tại CSL.

Cũng chính nhờ những biện pháp mạnh tay như vậy mà hàng loạt bản hợp đồng được hứa hẹn gây bom tấn như Diego Costa hay Aubameyang đã không thể thành công. Chủ của CLB Tianjin Quanjian, ông Shu Yuhui, đã phải thừa nhận rằng đội bóng này không còn quan tâm tới Diego Costa nữa vì những thay đổi trong luật giới hạn cầu thủ ngoại của CSL.

Tin cùng chuyên mục