SCG đã hợp tác chặt chẽ với đơn vị tổ chức APEC 2022 Thái Lan để đưa khái niệm “bền vững” vào chương trình hội nghị, nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực hướng tới tương lai bền vững.
Ông Nithi Patarachoke, Chủ tịch ngành Xi măng - Vật liệu xây dựng tại SCG, chia sẻ: SCG rất tự hào khi được hợp tác với tất cả đối tác trong khu vực để cùng chia sẻ các sáng kiến và cải tiến nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu, nhất là phục hồi nền kinh tế, vì phúc lợi chung cho các cộng đồng trong khu vực. Theo đó, với ý tưởng của Không gian trưng bày “Cùng nhau hướng tới tương lai bền vững” tại APEC 2022 Thái Lan, SCG giới thiệu đa dạng các sáng kiến và dự án hợp tác nhằm chung tay phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covid-19. Trong đó, giải pháp Chuyển đổi năng lượng, hướng đến mục tiêu giảm phát thải nhà kính. Chẳng hạn, sử dụng chất thải công nghiệp Biomass để thay thế nguồn nguyên liệu hóa thạch trong quá trình sản xuất. Hay sử dụng một loại nhiên liệu sinh khối chất lượng cao khác là “Than sinh học xanh - Green Biocoal”, một dạng nhiên liệu giúp gia tăng nhiệt trị bằng phương pháp tiên tiến, để thay thế cho than đá. Những sáng kiến trên đã giảm thiểu đáng kể việc đốt hở và bụi mịn PM2.5. Ngoài ra, giải pháp năng lượng sạch tích hợp “SCG Cleanergy” với mạng lưới điện thông minh cũng giúp quản lý năng lượng sạch, nhằm dễ dàng giao thương điện năng từ năng lượng sạch.
Có thể kể đến Chalom - Logo APEC 2022 Thái Lan. Đây là logo đầu tiên và duy nhất trên thế giới được sản xuất bằng nghệ công nghệ in CPAC 3D mang lại sự tự do thiết kế và tính thẩm mỹ cao. Công nghệ này tạo tiền đề cho giải pháp in 3D quy mô lớn được làm bằng xi măng chứa hàm lượng carbon thấp của SCG cho các công trình xây dựng thân thiện với môi trường biển.
Giải pháp cũng góp phần đẩy nhanh tốc độ thi công, đồng thời giảm tải lượng rác thải ở mức tối thiểu 70%. Công nghệ in CPAC 3D có nhiều cách ứng dụng, gồm xây dựng, trang trí, nội thất, thiết kế cảnh quan, hoặc thậm chí có thể tạo nên cấu trúc “nhà” cho các rặng san hô non.
Đi cùng APEC 2022 Thái Lan, Chalom được đặt xuống đáy đại dương để phục hồi các rạn san hô tự nhiên bị tổn hại, thúc đẩy đa dạng sinh học trong hệ sinh thái biển, đồng thời hỗ trợ phát triển du lịch và tạo nguồn thu nhập bền vững cho cộng đồng.
Ngành Hóa dầu SCG (SCGC) còn giới thiệu giải pháp Polyme sinh học thương hiệu “SCGC GREEN POLYMER”; hợp tác với Braskem, nhà sản xuất polyme sinh học lớn nhất thế giới đến từ Brazil, để đầu tư và xây dựng nhà máy khử nước etanol sinh học để sản xuất etylen sinh học và polyetylen sinh học, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm nhựa sinh học và thúc đẩy ngành nhựa bền vững.