Olympic Tokyo 2020 chống sốc nhiệt bằng công nghệ AI

Ngoài các biện pháp thông thường như phun nước và quạt phun sương, Ban tổ chức Olympic đang áp dụng công nghệ cao giúp chống sốc nhiệt cho những người phục vụ tại các sự kiện của Thế vận hội.

Chiếc tai nghe có thể theo dõi nhịp tim, nhiệt độ của người đeo và đưa ra cảnh báo nguy cơ sốc nhiệt ở Olympic Tokyo
Chiếc tai nghe có thể theo dõi nhịp tim, nhiệt độ của người đeo và đưa ra cảnh báo nguy cơ sốc nhiệt ở Olympic Tokyo

Ngoài tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, những người tham gia tại Olympic Tokyo còn phải đối mặt với một mối đe dọa khác là nhiệt độ. Một nghiên cứu vào năm ngoái của Game Adviser cho thấy Tokyo có nhiệt độ trung bình và lượng mưa cao nhất trong các thành phố đăng cai Thế vận hội từ năm 1984.

Tại Olympic Tokyo, một cung thủ người Nga đã ngã gục vì nắng nóng. Các vận động viên bộ môn trượt ván cũng phàn nàn rằng điều kiện thi đấu rất ngột ngạt vào lúc 9 giờ sáng với nhiệt độ hơn 30 độ C và độ ẩm cao.

Để ngăn chặn tình trạng sốc nhiệt, Ban tổ chức Olympic Tokyo đã triển khai sử dụng một hệ thống công nghệ đám mây đến từ tập đoàn Alibaba (Trung Quốc) để theo dõi điều kiện môi trường xung quanh và các chỉ số cơ thể của người lao động, từ đó gửi cảnh báo, lời khuyên khi có dấu hiệu nguy hiểm.

Theo đó, nhân viên tại 14 điểm tổ chức thi đấu sử dụng một chiếc tai nghe đặc biệt để gửi các chỉ số nhịp tim và nhiệt độ cơ thể lên đám mây. Thuật toán sẽ kết hợp dữ liệu cá nhân gửi về với các yếu tố môi trường nhằm đưa ra đánh giá rủi ro sốc nhiệt. Hệ thống sẽ gửi cảnh báo đến những người có có nguy cơ sốc nhiệt cao thông qua ứng dụng di động. Đồng thời đưa ra các biện pháp phòng ngừa khác như nghỉ ngơi và uống nhiều nước hơn.

“Tôi nghĩ giải pháp này thật sự hữu ích vì nó gửi cảnh báo ngay cả khi tôi không nhận ra mình có dấu hiệu của sốc nhiệt”, một nhân viên hướng dẫn 21 tuổi tại sân vận động quốc gia Nhật Bản cho biết.

Alibaba Cloud, đối tác toàn cầu của Olympic cho biết họ đã làm việc với ban tổ chức trong nhiều năm để tạo ra thiết bị này. Selina Yuan, Tổng Giám đốc bộ phận kinh doanh quốc tế tại Alibaba Cloud cho hay biến đổi khí hậu là thách thức lớn với các sự kiện thể thao ngoài trời. “Chúng tôi cố gắng sử dụng công nghệ điện toán đám mây của mình để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số”, bà Yuan chia sẻ.

Hệ thống công nghệ đám mây này đã đưa ra các biện pháp giúp cải thiện điều kiện thi đấu như dời một số bộ môn ngoài trời sang thời điểm ít oi bức hơn trong ngày hay đưa cuộc thi chạy marathon đến vùng Hokkaido ở phía bắc. Ngoài ra, nhà tổ chức cũng bổ sung thêm trạm phun sương cho ngựa ở bộ môn cưỡi ngựa cũng như trang bị áo làm mát cho trọng tài.

Tin cùng chuyên mục

Bóng đá trong nước

Vòng 7 Giải hạng Nhất 2023: “Chung kết sớm” ở PVF

Thất bại bất ngờ trước đội cuối bảng Phú Thọ khiến PVF (13 điểm) chỉ còn hơn CLB xếp nhì bảng Quảng Nam 2 điểm. Vì thế, cuộc đối đầu giữa PVF và Quảng Nam ở vòng 7 Giải hạng Nhất quốc gia 2023 không khác gì “chung kết sớm”, khi đội nào giành chiến thắng sẽ chiếm lợi thế trong cuộc đua giành tấm vé duy nhất thăng hạng V-League.

Bóng đá quốc tế

Ten Hag: “Quyết định đội hình ra sân là của tôi”

HLV Erik ten Hag thừa nhận sẽ có một số cầu thủ Man.United phải thất vọng khi không có tên trong đội hình xuất phát ở trận chung kết FA Cup đối đầu Man.City vào thứ Bảy này, nhưng đối với ông thì đó chỉ là một phần của công việc.

Quần vợt

Roland Garros: “Tiểu mỹ nhân” Mirra Andreeva không muốn trở thành diva, tiếp tục lập kỷ lục tươi tắn

“Tiểu mỹ nhân 16 tuổi người Nga” Mirra Andreeva tiếp tục trình diễn thứ quần vợt tươi tắn và sáng sủa ở giải đơn nữ của Roland Garros - French Open 2023. Cô bé sinh năm 2007 tại Krasnoyarsk mới vừa đánh bại đối thủ chủ nhà hưởng suất wild-card là Diane Parry (hạng 79 WTA) với điểm số 6-1 và 6-2 chỉ sau 77 phút đồng hồ để lọt vào vòng 3 Grand Slam trên mặt sân đất nện tại Paris.