Khi đó, gần như làng bóng chuyền nữ Việt Nam chỉ biết trông đợi vào các CLB VTV Bình Điền Long An, Thông tin LVPB hay Thái Bình đào tạo con người làm lực lượng kế cận cho tương lai.
Giờ đây, chuyện đã đổi khác, nhất là sau khi đội bóng này có được sự hợp tác của các HLV rất có duyên về đào tạo trẻ như Nguyễn Thúy Oanh, Nguyễn Tuấn Kiệt, Tạ Đức Hiếu… và thành quả mà Ngân hàng Công thương thu về chính là nhiều lứa VĐV tài năng xuất hiện như Đinh Thị Thúy, Đoàn Thị Xuân, Lưu Thị Huệ, Nguyễn Thu Hoài, Tú Linh, Phương Anh… 3 danh hiệu vô địch trẻ liên tiếp của họ cũng chính là câu trả lời chính xác nhất cho công tác đào tạo trẻ đang được chú trọng tại đây.
Điều đó rõ ràng có lợi cho bóng chuyền nữ nước nhà, bởi lẽ thay vì chỉ biết trông đợi vào 2 tên tuổi VTV Bình Điền Long An và Thông tin LVPB, thì việc có thêm Ngân hàng Công thương hào hứng đào tạo trẻ sẽ tạo nên một bầu không khí đua tranh khẩn trương từ nay về sau. Ngân hàng Công thương từ một trung tâm non trẻ nay đã chứng minh mình xứng đáng trở thành 1 trong 3 cái nôi lớn nhất ươm mầm tài năng cho bóng chuyền nữ Việt Nam.
Tất nhiên, đề bóng chuyền nữ phát triển mạnh hơn, cần rất nhiều yếu tố khác nữa. Chẳng hạn, ngoài 3 CLB nói trên luôn dẫn đầu về thành tích ở cả cấp độ trẻ lẫn đội tuyển, thì những trung tâm khác như Thái Bình, Hải Dương, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Vĩnh Long… cũng cần nỗ lực vận động xã hội hóa để phục vụ chiến lược đào tạo con người, xây dựng tương lai cho đội bóng.
Chưa kể, sự chênh lệch về trình độ giữa 3 đội nhóm đầu với phần còn lại của bóng chuyền dễ dẫn đến tâm lý chán nản, đầu tư hời hợt và “được chăng hay chớ” của nhiều đội bóng. Thế cho nên mới xảy ra những tiểu xảo trong cuộc chơi bóng chuyền hiện nay, là tình trạng gian lận tuổi có chiều hướng gia tăng, cách làm thuê mượn con người thời vụ từ nơi khác để đối phó với quy định của nhà quản lý… tạo nên một bức tranh bóng chuyền nữ trẻ đáng buồn.
Trong khi đó, bóng chuyền trẻ nam cũng không khá hơn nhiều, nhất là khi những trung tâm mạnh về đào tạo con người như Thể Công, Ninh Bình, Biên Phòng, Khánh Hòa, Long An phát triển thiếu cân bằng, vì nơi rủng rỉnh kinh phí còn chỗ lại quá eo hẹp, thành ra mới khó tạo nên được sự đồng đều cần thiết.
Giờ đây, chuyện đã đổi khác, nhất là sau khi đội bóng này có được sự hợp tác của các HLV rất có duyên về đào tạo trẻ như Nguyễn Thúy Oanh, Nguyễn Tuấn Kiệt, Tạ Đức Hiếu… và thành quả mà Ngân hàng Công thương thu về chính là nhiều lứa VĐV tài năng xuất hiện như Đinh Thị Thúy, Đoàn Thị Xuân, Lưu Thị Huệ, Nguyễn Thu Hoài, Tú Linh, Phương Anh… 3 danh hiệu vô địch trẻ liên tiếp của họ cũng chính là câu trả lời chính xác nhất cho công tác đào tạo trẻ đang được chú trọng tại đây.
Điều đó rõ ràng có lợi cho bóng chuyền nữ nước nhà, bởi lẽ thay vì chỉ biết trông đợi vào 2 tên tuổi VTV Bình Điền Long An và Thông tin LVPB, thì việc có thêm Ngân hàng Công thương hào hứng đào tạo trẻ sẽ tạo nên một bầu không khí đua tranh khẩn trương từ nay về sau. Ngân hàng Công thương từ một trung tâm non trẻ nay đã chứng minh mình xứng đáng trở thành 1 trong 3 cái nôi lớn nhất ươm mầm tài năng cho bóng chuyền nữ Việt Nam.
Tất nhiên, đề bóng chuyền nữ phát triển mạnh hơn, cần rất nhiều yếu tố khác nữa. Chẳng hạn, ngoài 3 CLB nói trên luôn dẫn đầu về thành tích ở cả cấp độ trẻ lẫn đội tuyển, thì những trung tâm khác như Thái Bình, Hải Dương, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Vĩnh Long… cũng cần nỗ lực vận động xã hội hóa để phục vụ chiến lược đào tạo con người, xây dựng tương lai cho đội bóng.
Chưa kể, sự chênh lệch về trình độ giữa 3 đội nhóm đầu với phần còn lại của bóng chuyền dễ dẫn đến tâm lý chán nản, đầu tư hời hợt và “được chăng hay chớ” của nhiều đội bóng. Thế cho nên mới xảy ra những tiểu xảo trong cuộc chơi bóng chuyền hiện nay, là tình trạng gian lận tuổi có chiều hướng gia tăng, cách làm thuê mượn con người thời vụ từ nơi khác để đối phó với quy định của nhà quản lý… tạo nên một bức tranh bóng chuyền nữ trẻ đáng buồn.
Trong khi đó, bóng chuyền trẻ nam cũng không khá hơn nhiều, nhất là khi những trung tâm mạnh về đào tạo con người như Thể Công, Ninh Bình, Biên Phòng, Khánh Hòa, Long An phát triển thiếu cân bằng, vì nơi rủng rỉnh kinh phí còn chỗ lại quá eo hẹp, thành ra mới khó tạo nên được sự đồng đều cần thiết.