Giải tranh suất đặc cách Australian Open 2012 - khu vực Mỹ

“Nhị độ mai” Ginepri tái xuất

Ngay sau khi giải tranh suất đặc cách giành quyền tham dự Australian Open 2012 của khu vực Australia mới kết thúc vào cuối tuần trước, giải đấu tranh suất đặc cách tham dự Australian Open 2012 của nước Mỹ (do LĐQV Mỹ USTA tổ chức) chuẩn bị khởi tranh vào cuối tuần này ở Atlanta. Một trong số những tay vợt Mỹ nỗ lực tìm suất đặc cách đến Melbourne Park vào đầu năm sau chính là tay vợt có biệt danh “nhị độ mai” Robby Ginepri - người cùng thời với Andy Roddick và James Blake, nhưng vì kém may mắn nên giờ đây vẫn còn lận đận ở vị trí ngoài Top 300 thế giới.
“Nhị độ mai” Ginepri tái xuất

Ngay sau khi giải tranh suất đặc cách giành quyền tham dự Australian Open 2012 của khu vực Australia mới kết thúc vào cuối tuần trước, giải đấu tranh suất đặc cách tham dự Australian Open 2012 của nước Mỹ (do LĐQV Mỹ USTA tổ chức) chuẩn bị khởi tranh vào cuối tuần này ở Atlanta. Một trong số những tay vợt Mỹ nỗ lực tìm suất đặc cách đến Melbourne Park vào đầu năm sau chính là tay vợt có biệt danh “nhị độ mai” Robby Ginepri - người cùng thời với Andy Roddick và James Blake, nhưng vì kém may mắn nên giờ đây vẫn còn lận đận ở vị trí ngoài Top 300 thế giới.

Robby Ginepri trong một giải đấu ở Atlanta hồi tháng 7 năm nay.

Robby Ginepri trong một giải đấu ở Atlanta hồi tháng 7 năm nay.

Ngoài Ginepri (29 tuổi, hạng 314 ATP), giải tranh suất đặc cách đến Australian Open vào đầu năm sau của khu vực nước Mỹ còn có một số tay vợt đáng chú ý khác như Bobby Reynolds (29 tuổi, hạng 127), Jack Sock (19 tuổi, hạng 382) và Denis Kudla (19 tuổi, hạng 276) ở giải đấu dành cho nam; hay Melanie Oudin (20 tuổi, từng được xem là niềm hy vọng trong tương lai của quần vợt nữ Mỹ, hiện xếp hạng 165 WTA), Coco Vandeweghe (20 tuổi, hạng 122 ) và Alison Riske (21 tuổi, hạng 136 ) ở giải nữ…

Như vậy, 8 tay vợt nam và 8 tay vợt nữ được đánh giá là mạnh nhất trong nhiều năm trở lại đây sẽ tranh đấu giành 2 suất đặc cách (1 nữ) đến Melbourne của nước Mỹ trong suốt những ngày cuối tuần này ở CLB quần vợt miền Nam của thành phố Atlanta (tiểu bang Georgia, Mỹ). Đây là một cơ hội quý báu cho “những tay vợt hết thời” như kiểu Ginepri và Reynolds, và cũng là cơ hội đầy giá trị của “những tay súng trẻ” như Sock, Kudla… Nếu không giành được suất đặc cách của nước Mỹ, các tay vợt này sẽ phải đối mặt với những đối thủ còn khó chịu hơn ở vòng loại diễn ra vào năm sau!

Chấn thương và sự xui xẻo luôn song hành cùng sự nghiệp đầy thăng trầm của Ginepri kể từ 2001 (khi anh dấn thân vào quần vợt chuyên nghiệp) tới nay. Những nỗ lực vươn lên không biết mệt mỏi của anh trong mùa giải 2005 đã giúp anh hồi sinh một cách ngoạn mục cái sự nghiệp tưởng chừng như đã… đi tong của mình. Nhờ thành tích lọt vào Top 20 thế giới (hạng 15 ATP) trong mùa giải năm đó, Ginepri được báo giới Mỹ phong tặng cho cái biệt danh “nhị độ mai” (hoa mai nở 2 lần). Tuy nhiên, kể từ đó cho đến nay, Ginepri lại liên tục sa sút và không bao giờ tạo ra được “tam độ mai”.

Trong mùa giải năm nay, vì những di chứng của chấn thương cánh tay (Ginepri đã phải phẫu thuật khâu vết thương ở cánh tay sau khi bị ngã xe đạp trong một lần leo núi vì… một con sóc bất ngờ băng ngang đường vào cuối năm 2010), Ginepri đã chơi rất ít, anh chỉ quay lại với giải Tour vào hồi tháng 7 - tham gia các giải Atlanta, Los Angeles, Cincinati Masters và US Open xen kẽ với các giải đẳng cấp Challenger của ITF - trước khi “mất tích” hoàn toàn sau US Open. Đó là lý do thứ hạng của Ginepri trên bảng điểm lại tiếp tục tuột dốc không phanh dù trước đó, anh không hề có dấu hiệu vươn lên một cách lạc quan…

Với khát khao tiếp tục được chơi quần vợt đỉnh cao, Ginepri sẽ nuôi dưỡng ước mơ được tham gia Grand Slam lần thứ 35 (và là lần thứ 7 nếu tính riêng Australian Open) bằng cách tranh chấp với những “đàn em” đầy nhiệt huyết và đầy năng lượng như Sock, Kudla… hay những tay vợt còn đang là sinh viên như Steve Johnson, Daniel Kosakowski, Jesse Levine. Dù Reynolds chắc chắn sẽ là hạt giống số 1 vì sở hữu thứ hạng ATP cao nhất, mọi sự chú ý vẫn tập trung vào Ginepri và đối thủ “lớn nhất” của anh - Sock - cũng chính là người đã thua Ryan Harrison ở trận chung kết tranh suất đặc cách năm 2010.

Ở giải nữ, đây sẽ là cơ hội để Oudin và Vandeweghe - những tay vợt từng được giới chuyên môn Mỹ đánh giá rất cao trong quá khứ nhưng đã đáp lại sự kỳ vọng đó bằng… những bước giậm chân tại chỗ, thậm chí là những bước lùi. Đối với Oudin, sau khi lọt đến tứ kết US Open 2009, cô đã nhận ra “đời không phải toàn là màu hồng” và không thể vì việc mình có lần lọt vào vòng đấu tứ kết của một kỳ Grand Slam thì có nghĩa là sự nghiệp của mình sẽ… đương nhiên thăng tiến. Một vài chuyên gia dự báo Oudin sẽ gặp nhiều khó khăn trong các mùa giải 2010, 2011, nhưng thực chất, sự khó khăn còn lớn hơn nhiều!

TIỂU PHI

Tin cùng chuyên mục