Áp đảo về số lượng
Bóng đá Việt Nam đã trải qua nhiều trường phái bóng đá khác nhau. Từ Âu, Á đến châu Mỹ Latinh. Quốc tịch của các HLV cũng khá nhiều: Đức, Bồ Đào Nha, Áo, Brazil, Pháp, Nhật Bản, Anh… Tuy nhiên, có thể thấy số lượng áp đảo nhất vẫn là người Đức.
Nhà cầm quân đầu tiên đem đến thành tích cho bóng đá Việt Nam kể từ sau ngày thống nhất đất nước là cố HLV Karl Heinz Weigang. Ông được xem là người mở ra kỷ nguyên mới cho bóng đá Việt Nam với chiếc HCB tại SEA Games 1995. Trước đó, khi còn làm việc ở đội tuyển miền Nam Việt Nam, ông cũng đã có danh hiệu Merdeka Cup danh giá.
Trong khi đó, giám đốc kỹ thuật đầu tiên của VFF cũng là một người Đức, Rainer Willfeld, người có công không nhỏ trong việc phát hiện thế hệ vàng Văn Quyến, Công Vinh… HLV có đẳng cấp cao nhất từng đến Việt Nam làm việc là Falko Goezt, cũng là một cựu danh thủ của bóng đá Đức. Hiện nay, Giám đốc Kỹ thuật của VFF là Jurgen Gede, cũng là một người Đức khác đã có những thành công nhất định.
Không chỉ là các chuyên gia người Đức, bóng đá Việt Nam còn chịu ảnh hưởng lớn từ bóng đá Đức với các HLV khác. Như HLV người Nhật Miura vốn tốt nghiệp từ Đại học Thể thao Cologne, hay như HLV vừa đưa U.20 Việt Nam dự World Cup là Hoàng Anh Tuấn cũng đã tu nghiệp tại Đức. Có thể kể thêm trường hợp của một trong những HLV thành công nhất tại Việt Nam là Alfred Riedl, người Áo nhưng có phong cách huấn luyện của Đức.
Sự tương đồng về phong cách
Trước năm 1975, làng cầu Đông Đức từng đào tạo nên những tên tuổi lớn của bóng đá Việt Nam như Lê Thế Thọ, Trần Duy Long… Sau này cũng có nhiều chuyên gia Việt Nam khác được đào tạo tại Đức, như ông Dương Vũ Lâm.
Bóng đá Đức hoặc rộng hơn là bóng đá châu Âu có vẻ tương đồng với Việt Nam, có lẽ xuất phát từ sự thiếu thốn tính khoa học trong cách huấn luyện, thi đấu mà những làng cầu còn nghiệp dư như Việt Nam vẫn tồn tại. Bóng đá Đức đề cao kỷ luật, sự đa năng trong thi đấu, thế nên khi áp dụng tại Việt Nam, các phương pháp ấy nhanh chóng tác động đến kết quả thi đấu. Đa số các HLV, chuyên gia có phong cách làm việc của bóng đá Đức đều thành công, là minh chứng rất rõ ràng.
Ở hoàn cảnh hiện nay, có lẽ bóng đá Việt Nam rất cần “chất Đức” cho việc cải tổ của mình. Đầu tiên là sự khoa học trong việc tập trung các đội tuyển, công tác đào tạo trẻ và tính kỷ luật trong thi đấu.
Bóng đá Việt Nam đã trải qua nhiều trường phái bóng đá khác nhau. Từ Âu, Á đến châu Mỹ Latinh. Quốc tịch của các HLV cũng khá nhiều: Đức, Bồ Đào Nha, Áo, Brazil, Pháp, Nhật Bản, Anh… Tuy nhiên, có thể thấy số lượng áp đảo nhất vẫn là người Đức.
Nhà cầm quân đầu tiên đem đến thành tích cho bóng đá Việt Nam kể từ sau ngày thống nhất đất nước là cố HLV Karl Heinz Weigang. Ông được xem là người mở ra kỷ nguyên mới cho bóng đá Việt Nam với chiếc HCB tại SEA Games 1995. Trước đó, khi còn làm việc ở đội tuyển miền Nam Việt Nam, ông cũng đã có danh hiệu Merdeka Cup danh giá.
Trong khi đó, giám đốc kỹ thuật đầu tiên của VFF cũng là một người Đức, Rainer Willfeld, người có công không nhỏ trong việc phát hiện thế hệ vàng Văn Quyến, Công Vinh… HLV có đẳng cấp cao nhất từng đến Việt Nam làm việc là Falko Goezt, cũng là một cựu danh thủ của bóng đá Đức. Hiện nay, Giám đốc Kỹ thuật của VFF là Jurgen Gede, cũng là một người Đức khác đã có những thành công nhất định.
Không chỉ là các chuyên gia người Đức, bóng đá Việt Nam còn chịu ảnh hưởng lớn từ bóng đá Đức với các HLV khác. Như HLV người Nhật Miura vốn tốt nghiệp từ Đại học Thể thao Cologne, hay như HLV vừa đưa U.20 Việt Nam dự World Cup là Hoàng Anh Tuấn cũng đã tu nghiệp tại Đức. Có thể kể thêm trường hợp của một trong những HLV thành công nhất tại Việt Nam là Alfred Riedl, người Áo nhưng có phong cách huấn luyện của Đức.
Sự tương đồng về phong cách
Trước năm 1975, làng cầu Đông Đức từng đào tạo nên những tên tuổi lớn của bóng đá Việt Nam như Lê Thế Thọ, Trần Duy Long… Sau này cũng có nhiều chuyên gia Việt Nam khác được đào tạo tại Đức, như ông Dương Vũ Lâm.
Bóng đá Đức hoặc rộng hơn là bóng đá châu Âu có vẻ tương đồng với Việt Nam, có lẽ xuất phát từ sự thiếu thốn tính khoa học trong cách huấn luyện, thi đấu mà những làng cầu còn nghiệp dư như Việt Nam vẫn tồn tại. Bóng đá Đức đề cao kỷ luật, sự đa năng trong thi đấu, thế nên khi áp dụng tại Việt Nam, các phương pháp ấy nhanh chóng tác động đến kết quả thi đấu. Đa số các HLV, chuyên gia có phong cách làm việc của bóng đá Đức đều thành công, là minh chứng rất rõ ràng.
Ở hoàn cảnh hiện nay, có lẽ bóng đá Việt Nam rất cần “chất Đức” cho việc cải tổ của mình. Đầu tiên là sự khoa học trong việc tập trung các đội tuyển, công tác đào tạo trẻ và tính kỷ luật trong thi đấu.