Cầu thủ gần nhất được xem là “ngôi sao” trước khi đến Liverpool, là tiền đạo Balotelli. Cái kết cục của chân sút Italy này thì ai cũng biết, đơn giản là sự thất vọng, đặc biệt khi đặt bên cạnh Luis Suarez, người đã khiến Liverpool phải cố gắng chiêu mộ Balotelli để thay thế.
Trong 10 bản hợp đồng đắt giá nhất của Liverpool, không có trường hợp nào như Salah. 5 cái tên trong số đó đến từ Southampton, đều là dạng mua về để còn tìm cách phát triển. Chỉ có trường hợp của Fernando Torres, đến Liverpool từ La Liga là đáng chú ý nhưng ở thời điểm đó, Atletico Madrid cũng chưa phải là đội bóng hàng đầu châu Âu như bây giờ. Trong khi đó, Suarez thì xuất phát ở giải Hà Lan.
Trong tốp 10 này, xếp sau Salah là Andy Caroll và Benteke, đều là những thương vụ đáng thất vọng. Họ đắt giá là bởi ở thời điểm đó, đội chủ sân Anfield quá cần một chân sút. Tóm lại, từ lâu, Liverpool không có thói quen mua sắm ngôi sao, thế nên cái giá 39 triệu bảng của Salah trở thành kỷ lục mặc dù so với phần còn lại của giải Ngoại hạng Anh, chẳng có gì ghê gớm cả.
Trong 10 bảng hợp đồng đắt giá, cơ hội thành công chỉ là 50%. Cầu thủ được xem là “đáng đồng tiền bát gạo” nhất, chính là Sadia Mane khi anh tỏa sáng ngay mùa bóng đầu tiên đá cho Quỷ đỏ vùng Meyserside. Những người còn lại, hoặc phải mất 1-2 mùa, hoặc cũng chỉ 1-2 mùa là rời khỏi Liverpool ngay vì không thể hòa nhập.
Thế nên, không biết Mohamed Salah thuộc dạng “ngôi sao” hay “ngọc thô”. Đây là lần thứ 2 tiền đạo người Ai Cập chơi bóng ở nước Anh, thế nên sự kỳ vọng ở anh rất lớn. Nói cách khác, Salah buộc phải thành công ngay chứ không thể tiếp bước một cầu thủ đến từ Serie A khác là Balotelli.
Nhưng theo giới phân tích, vấn đề nằm ở Liverpool chứ không phải là Salah. Họ đã quyết định phá lệ để thực hiện một bản hợp đồng lớn, tức là bỏ qua truyền thống “mài ngọc thô” của mình. Đây là canh bạc mạo hiểm mà theo các thống kê nói trên, họ thường không thành công. Ở Liverpool, giá trị của sự cống hiến luôn đặt cao hơn tên tuổi của cầu thủ. Không khó để thấy những cầu thủ hòa nhập nhanh với Liverpool như Firmono, Milner, Mane…đều thuộc mẫu người cống hiến âm thầm trong khi những người được kỳ vọng cao vì mua về nhắm thay thế những ngôi sao đã rời đi như trường hợp Caroll (thay Torres), Balotelli, Benteke (thay Suarez) đều thất bại rất nhanh.
Câu trả lời cho khả năng thành công của Salah đang tùy thuộc vào cách sử dụng của HLV Klopp, một người cũng không hề thích thú gì chuyện tuyển chọn các ngôi sao.
Trong 10 bản hợp đồng đắt giá nhất của Liverpool, không có trường hợp nào như Salah. 5 cái tên trong số đó đến từ Southampton, đều là dạng mua về để còn tìm cách phát triển. Chỉ có trường hợp của Fernando Torres, đến Liverpool từ La Liga là đáng chú ý nhưng ở thời điểm đó, Atletico Madrid cũng chưa phải là đội bóng hàng đầu châu Âu như bây giờ. Trong khi đó, Suarez thì xuất phát ở giải Hà Lan.
Trong tốp 10 này, xếp sau Salah là Andy Caroll và Benteke, đều là những thương vụ đáng thất vọng. Họ đắt giá là bởi ở thời điểm đó, đội chủ sân Anfield quá cần một chân sút. Tóm lại, từ lâu, Liverpool không có thói quen mua sắm ngôi sao, thế nên cái giá 39 triệu bảng của Salah trở thành kỷ lục mặc dù so với phần còn lại của giải Ngoại hạng Anh, chẳng có gì ghê gớm cả.
Trong 10 bảng hợp đồng đắt giá, cơ hội thành công chỉ là 50%. Cầu thủ được xem là “đáng đồng tiền bát gạo” nhất, chính là Sadia Mane khi anh tỏa sáng ngay mùa bóng đầu tiên đá cho Quỷ đỏ vùng Meyserside. Những người còn lại, hoặc phải mất 1-2 mùa, hoặc cũng chỉ 1-2 mùa là rời khỏi Liverpool ngay vì không thể hòa nhập.
Thế nên, không biết Mohamed Salah thuộc dạng “ngôi sao” hay “ngọc thô”. Đây là lần thứ 2 tiền đạo người Ai Cập chơi bóng ở nước Anh, thế nên sự kỳ vọng ở anh rất lớn. Nói cách khác, Salah buộc phải thành công ngay chứ không thể tiếp bước một cầu thủ đến từ Serie A khác là Balotelli.
Nhưng theo giới phân tích, vấn đề nằm ở Liverpool chứ không phải là Salah. Họ đã quyết định phá lệ để thực hiện một bản hợp đồng lớn, tức là bỏ qua truyền thống “mài ngọc thô” của mình. Đây là canh bạc mạo hiểm mà theo các thống kê nói trên, họ thường không thành công. Ở Liverpool, giá trị của sự cống hiến luôn đặt cao hơn tên tuổi của cầu thủ. Không khó để thấy những cầu thủ hòa nhập nhanh với Liverpool như Firmono, Milner, Mane…đều thuộc mẫu người cống hiến âm thầm trong khi những người được kỳ vọng cao vì mua về nhắm thay thế những ngôi sao đã rời đi như trường hợp Caroll (thay Torres), Balotelli, Benteke (thay Suarez) đều thất bại rất nhanh.
Câu trả lời cho khả năng thành công của Salah đang tùy thuộc vào cách sử dụng của HLV Klopp, một người cũng không hề thích thú gì chuyện tuyển chọn các ngôi sao.