Có một sự chia rẽ không hề nhỏ giữa các CĐV Milan lúc này. Một bên tạo ra các hashtag, kêu gào đòi sa thải Montella ngay lập tức. Một bên khác vẫn giữ niềm tin vào vị HLV 43 tuổi và cho rằng, chính việc thay đổi HLV liên tục trong 3 năm qua đã tạo nên một Milan hỗn loạn và không bản sắc như bây giờ. Tất cả đều đúng! Milan đã mất bản sắc kể từ ngày họ bán đi Ibra và Thiago Silva rồi sau đó, sa thải một vị “HLV vô địch” như Max Allegri. Tất cả những HLV sau đó đều đi theo một guồng quay chung – đến mang theo niềm hi vọng, tạo ra một vài chiến thắng gây kích thích rồi sau đó tụt dần đều và bị sa thải.
Montella không ngoại lệ. Năm ngoái, khi đến San Siro, ông được kì vọng sẽ vực dậy một Milan đang suy thoái bằng việc trọng dụng những cầu thủ trẻ, nối tiếp con đường mà Mihajlovic đã đi nhưng chưa trọn vẹn. Montella đã làm không tồi. Milan có những lúc leo lên vị trí thứ 3, thậm chí còn “tăm tia” cả ngôi đầu bảng, có những trận thắng chật vật lẫn hoành tráng, đủ để nhen lên ngọn lửa hi vọng. Nhưng tất cả đã sụp đổ sau khi những trụ cột (đặc biệt là Bonaventura) chấn thương. Nếu Montella vẫn giữ được bộ khung năm ngoái cùng một vài cầu thủ trẻ có tố chất như Cutrone hay Gabbia, có thể Milan bây giờ đã khác.
Song không vì thế mà không chỉ ra những sai lầm của Montella. Trước hết, ông tỏ ra không đứng vững trước sức ép từ các CĐV. Khi 4-3-3 thất bại, thay vì thay đổi cách tiếp cận trận đấu, con người hoặc cách vận hành, ông lại chuyển sang 3-5-2 như những lời bàn trên mạng để tận dụng khả năng của Bonucci mà không quan tâm đến các cầu thủ còn lại. Kết quả – Milan thất bại thảm hại hơn. Thứ nữa, Montella cũng không tỏ ra xuất sắc trong việc ứng biến khi đội nhà gặp kết quả bất lợi. Ông là người giữ lợi thế giỏi nhất tại Serie A lúc này (mới chỉ mất 5 điểm sau khi dẫn trước kể từ đầu mùa 2016-17 đến nay) nhưng ở khoản lấy lại thế trận, ông tỏ ra khá non tay. Milan gần như không có cửa lật ngược thế cờ khi đối thủ ghi bàn mở tỉ số. Và mỗi khi bị dẫn 0-1, gần như chắc chắn, đội bóng sẽ thất bại.
Dù vậy, mọi thứ hỗn loạn ở Milan không thể chỉ trút lên đầu Montella. Xa xôi hơn, 2017 là một năm biến động quá lớn và chưa từng có ở đội bóng này. Khác với năm 1986, khi Berlusconi tiếp quản, bộ khung Milan đã khá ổn và vị trí thủ quân đội bóng được Franco Baresi xây chắc từ 4 năm trước, giờ đây, Milan là một công trường ngổn ngang mà chỗ nào cũng cần vá víu. Bộ đôi Fa-Mi (Fassone-Mirabelli) đã dùng 4 tháng Hè để mang về nguyên một đội hình mới với tất cả các vị trí trên sân, kể cả thủ môn. Nhưng không một tân binh đắt giá nào đáp ứng được kì vọng. Họ có thể chơi tốt vài trận song dễ dàng xuống phong độ ngay sau đó bất chấp được xếp vào vị trí sở trường. Trớ trêu thay! Cầu thủ chơi hay nhất lại là Fabio Borini, một người đã bị chỉ trích dữ dội khi đặt chân tới Milan với cái giá rẻ mạt.
Rõ ràng, Milan mới thiếu đi hai điều – sự cáo già trong công tác chuyển nhượng ra đi cùng Galliani (mà đáng ra Fa-Mi có thể tận dụng) và chiến lược dài hơi nhằm xây lại thương hiệu vĩ đại của CLB. Khi tỏ ra non tay trên bàn đàm phán, Milan đã mất nhiều tiền hơn dự kiến để đem về những cầu thủ hạng khá trong khi lại tỏ ra hào phóng khi đẩy những người cũ ra đi. Và khi mà các ông chủ Trung Quốc vẫn còn loay hoay tìm nguồn vốn để trả món nợ đã vay từ Elliott, tất cả các chiến lược đều sẽ bị ảnh hưởng nặng nề và thay đổi bất cứ lúc nào.
Adidas đã cắt hợp đồng với Milan. Trước đó là Audi và sau đó sẽ đến thương hiệu nào nữa? Milan sẽ còn lạc lối trong sương mù đến bao giờ khi phía trước họ là Sassuolo ở Mapei, là Napoli đang bay cao hơn bao giờ hết và Torino của chính người cũ Mihajlovic? Chỉ biết rằng, Milan đã liên hệ với Paulo Sousa dù “trảm” Montella chưa chắc đã đem đến điều tốt đẹp hơn vào lúc này.
Montella không ngoại lệ. Năm ngoái, khi đến San Siro, ông được kì vọng sẽ vực dậy một Milan đang suy thoái bằng việc trọng dụng những cầu thủ trẻ, nối tiếp con đường mà Mihajlovic đã đi nhưng chưa trọn vẹn. Montella đã làm không tồi. Milan có những lúc leo lên vị trí thứ 3, thậm chí còn “tăm tia” cả ngôi đầu bảng, có những trận thắng chật vật lẫn hoành tráng, đủ để nhen lên ngọn lửa hi vọng. Nhưng tất cả đã sụp đổ sau khi những trụ cột (đặc biệt là Bonaventura) chấn thương. Nếu Montella vẫn giữ được bộ khung năm ngoái cùng một vài cầu thủ trẻ có tố chất như Cutrone hay Gabbia, có thể Milan bây giờ đã khác.
Song không vì thế mà không chỉ ra những sai lầm của Montella. Trước hết, ông tỏ ra không đứng vững trước sức ép từ các CĐV. Khi 4-3-3 thất bại, thay vì thay đổi cách tiếp cận trận đấu, con người hoặc cách vận hành, ông lại chuyển sang 3-5-2 như những lời bàn trên mạng để tận dụng khả năng của Bonucci mà không quan tâm đến các cầu thủ còn lại. Kết quả – Milan thất bại thảm hại hơn. Thứ nữa, Montella cũng không tỏ ra xuất sắc trong việc ứng biến khi đội nhà gặp kết quả bất lợi. Ông là người giữ lợi thế giỏi nhất tại Serie A lúc này (mới chỉ mất 5 điểm sau khi dẫn trước kể từ đầu mùa 2016-17 đến nay) nhưng ở khoản lấy lại thế trận, ông tỏ ra khá non tay. Milan gần như không có cửa lật ngược thế cờ khi đối thủ ghi bàn mở tỉ số. Và mỗi khi bị dẫn 0-1, gần như chắc chắn, đội bóng sẽ thất bại.
Dù vậy, mọi thứ hỗn loạn ở Milan không thể chỉ trút lên đầu Montella. Xa xôi hơn, 2017 là một năm biến động quá lớn và chưa từng có ở đội bóng này. Khác với năm 1986, khi Berlusconi tiếp quản, bộ khung Milan đã khá ổn và vị trí thủ quân đội bóng được Franco Baresi xây chắc từ 4 năm trước, giờ đây, Milan là một công trường ngổn ngang mà chỗ nào cũng cần vá víu. Bộ đôi Fa-Mi (Fassone-Mirabelli) đã dùng 4 tháng Hè để mang về nguyên một đội hình mới với tất cả các vị trí trên sân, kể cả thủ môn. Nhưng không một tân binh đắt giá nào đáp ứng được kì vọng. Họ có thể chơi tốt vài trận song dễ dàng xuống phong độ ngay sau đó bất chấp được xếp vào vị trí sở trường. Trớ trêu thay! Cầu thủ chơi hay nhất lại là Fabio Borini, một người đã bị chỉ trích dữ dội khi đặt chân tới Milan với cái giá rẻ mạt.
Rõ ràng, Milan mới thiếu đi hai điều – sự cáo già trong công tác chuyển nhượng ra đi cùng Galliani (mà đáng ra Fa-Mi có thể tận dụng) và chiến lược dài hơi nhằm xây lại thương hiệu vĩ đại của CLB. Khi tỏ ra non tay trên bàn đàm phán, Milan đã mất nhiều tiền hơn dự kiến để đem về những cầu thủ hạng khá trong khi lại tỏ ra hào phóng khi đẩy những người cũ ra đi. Và khi mà các ông chủ Trung Quốc vẫn còn loay hoay tìm nguồn vốn để trả món nợ đã vay từ Elliott, tất cả các chiến lược đều sẽ bị ảnh hưởng nặng nề và thay đổi bất cứ lúc nào.
Adidas đã cắt hợp đồng với Milan. Trước đó là Audi và sau đó sẽ đến thương hiệu nào nữa? Milan sẽ còn lạc lối trong sương mù đến bao giờ khi phía trước họ là Sassuolo ở Mapei, là Napoli đang bay cao hơn bao giờ hết và Torino của chính người cũ Mihajlovic? Chỉ biết rằng, Milan đã liên hệ với Paulo Sousa dù “trảm” Montella chưa chắc đã đem đến điều tốt đẹp hơn vào lúc này.