Đừng mừng vội
Chuyện một cầu thủ Việt Nam được đá bóng tại châu Âu không hẳn là tin mừng. Trước Xuân Trường, đã có trường hợp của Nguyễn Việt Thắng và Lê Công Vinh sang chơi bóng tại Bồ Đào Nha. Mặc dù có những nhận xét tích cực, thế nhưng cá nhân 2 cầu thủ này hiếm khi đề cập đến quãng thời gian mà họ được “Âu du”, hay nói cách khác, đó không phải là điểm sáng trong sự nghiệp của họ.
Để nói về khả năng đá bóng ở châu Âu thì không ai đủ tư cách nhận xét bằng danh thủ Kiatisak - cầu thủ Đông Nam Á đầu tiên chơi bóng ở Anh, trong màu áo đội hạng nhất Huddersfield. Đó là quãng thời gian mà với Kiatisak muốn quên đi khi anh nhận ra rằng: không có thể lực thì đừng mong được chơi bóng ở đây.
Quay lại trường hợp của Xuân Trường, người không thể có nổi suất đá chính tại Gangwon dù đây đã là năm thứ 2 anh chơi bóng ở Hàn Quốc. Ngay cả ở các trận đấu của đội hình dự bị, Xuân Trường cũng không để lại dấu ấn gì, chủ yếu cũng vì yếu tố thể lực. 4 năm trước, cùng với các đồng đội tại “lò” HA.GL – Arsenal JMG, Xuân Trường cũng đã có chuyến kiểm tra chuyên môn ở Arsenal, nhưng bị trả về do vấn đề thể lực.
Nói như vậy để thấy câu chuyện sang châu Âu của Xuân Trường có vẻ giống một hình thức “chào hàng” hơn là cơ hội thi đấu thực thụ, bởi bản chất vấn đề không nằm ở khả năng chuyên môn. Kể cả khi chỉ đá cho đội hạng nhì, hạng ba ở Đức hay Bỉ, Hà Lan… thì điểm mấu chốt là với nền tảng thể lực không có gì đặc biệt của Xuân Trường, anh không thể thi đấu một cách sòng phẳng với đồng nghiệp nước ngoài.
Viễn cảnh xấu
Nhìn ở góc độ khác, càng ‘đi xa” như vậy, tài năng của Xuân Trường có khi… “đi luôn” chứ không phát triển. Lấy ví dụ như Công Phượng, sau khi vất vưởng ở Nhật Bản, đá ở V-League một mùa đã thấy cứng cáp, dần chiếm suất đá chính tại đội tuyển quốc gia, trong khi dù là cầu thủ Việt duy nhất đang chơi bóng ở nước ngoài nhưng trình độ của Xuân Trường chẳng tốt hơn các tiền vệ đàn anh thi đấu ở V-League.
Nguyên nhân chính nằm ở việc thi đấu không thường xuyên. Tài năng của Xuân Trường là không thể phủ nhận, nhưng càng ít ra sân thì càng dễ bị mai một. Nếu tại Hàn Quốc mà anh đã không đá chính, thì liệu sang châu Âu còn được bao nhiêu cơ hội. Những kinh nghiệm trên băng ghế dự bị, dù là ở châu Âu đi nữa, chẳng phải là điều đáng nhớ trong sự nghiệp của bất kỳ cầu thủ nào.
Các tin, bài viết khác
-
Giai đoạn 1 giải hạng Nhất 2021 sẽ thi đấu liên tục 9 vòng
-
Uzbekistan được trao quyền đăng cai VCK U23 châu Á 2022
-
Sân Quy Nhơn sẵn sàng để tổ chức trận 'derby miền Trung' ở vòng 4
-
LS V-League 2021 trở lại vào ngày 13-3
-
HLV Fabio Lopez chỉ chờ CLB Thanh Hóa chuyển tiền
-
Malaysia tăng cường thêm cầu thủ nhập tịch chờ đón Việt Nam
-
Bí quyết để cầu thủ Việt không bị ngợp tại J-League
-
Những trông đợi từ quãng nghỉ vàng
-
Tiền đạo Trần Danh Trung sang Nhật Bản ‘du học’
-
Sứ mệnh bóng đá của Sài Gòn FC: Không ngại Cao Văn Triền sang Nhật, HLV Vũ Tiến Thành ra Bắc làm PVF