Khi người Việt ngày càng ít dùng tiền mặt

PHÚ QUỐC

Thanh toán điện tử đang đứng trước nhiều cơ hội mới khi Chính phủ Việt Nam công bố định hướng xây dựng nền kinh tế không tiền mặt trước năm 2020.

Người Việt Nam ngày càng ưa chuộng hình thức thanh toán điện tử so với thanh toán bằng tiền mặt. Theo kết quả Khảo sát về Thái độ thanh toán của người tiêu dùng do Visa thực hiện vào tháng 10-2016, có 62% số người tham gia khảo sát trả lời họ thích thanh toán điện tử hơn cách thức truyền thống thông thường. Mức độ tin dùng thanh toán điện tử tại Việt Nam đã tăng 8% so với năm 2015. Được biết, Visa ủy quyền Toluna nghiên cứu trực tuyến về hành vi người tiêu dùng (nam, nữ từ 18 tuổi trở lên, có thu nhập hàng tháng trên 5 triệu đồng) và xu hướng thanh toán tại Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines và Việt Nam vào tháng 10-2016.

Khảo sát cũng cho thấy người Việt Nam có xu hướng mang ít tiền mặt trong ví hơn. 29% người trả lời cho biết họ mang tiền mặt trong người ít hơn 5 năm về trước. Khi được hỏi nguyên nhân, đa số cho biết họ sử dụng thẻ nhiều hơn (59%) cùng với lo lắng về vấn đề an toàn khi mang tiền mặt (56%). Các kết quả nghiên cứu này được đưa ra sau khi Chính phủ Việt Nam phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016- 2020. Theo đó, mục tiêu đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%... Ông Sean Preston, Giám đốc Visa tại Việt Nam, Campuchia và Lào, cho biết: Visa hoàn toàn ủng hộ kế hoạch này nhằm dịch chuyển nền kinh tế Việt Nam sang thanh toán điện tử. Đây là một bước đi đúng hướng. Khi chuyển phần lớn giao dịch sang thanh toán điện tử, chính phủ sẽ tăng khả năng kiểm soát lượng tiền trong nền kinh tế. Điều này rất tốt cho việc duy trì doanh thu đến từ thuế, điều tiết lượng cung tiền cho phù hợp, đồng thời phòng chống tham nhũng và tội phạm kinh tế.Hơn nữa, trong bối cảnh ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, sự phát triển củathanh toán điện tử sẽ khuyến khích họ mạnh dạn chi tiêu, từ đó gia tăng lợi ích của ngành du lịch đối với toàn bộ nền kinh tế.

Cuộc khảo sát của Visa cũng cho thấy nhiều tín hiệu tích cực đối với việc xây dựng nền kinh tế phi tiền mặt. 83% người tham gia khảo sát trả lời họ mua sắm online ít nhất một lần mỗi tháng (tăng 11% so với năm 2015). Người tiêu dùng cho biết hành vi mua sắm của họ bị ảnh hưởng nhiều nhất từ việc đọc nhận xét, bình luận trên mạng xã hội (73%), và kế đó là chương trình khuyến mãi (53%). Sự phủ sóng rộng rãi của smartphone tại Việt Nam cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng thương mại điện tử và thương mại di động. Khoảng 70% số người tiêu dùng mua hàng một lần mỗi tháng bằng smartphone, chiếm 73% thế hệ Y (18 đến 36 tuổi) và 63% thế hệ X (37 đến 51 tuổi).

Trong bối cảnh Việt Nam đang đặt mục tiêu tiến tới nền kinh tế không tiền mặt vào năm 2020, Visa đã cho biết công ty có những kế hoạch ra mắt sản phẩm và dịch vụ mới hỗ trợ Chính phủ Việt Nam hoàn thành mục tiêu này. Trong đó nổi bật nhất là công nghệ mVisa và Visa Paywave. Độc giả có thể theo dõi 2 công nghệ này ở địa chỉhttps://youtu.be/As6LHcOX_ps (Visa Paywave), https://youtu.be/NkB8j3rOnNw(mVisa).  Theo đó, năm 2017, Visa sẽ phổ biến mVisa, dịch vụ thanh toán dựa trên mã QR, tới các nhà bán lẻ và người tiêu dùng ở 10 nước trong đó có Việt Nam. Đây là giải pháp thanh toán qua smartphone giúp việc mua hàng trở nên dễ dàng và an toàn hơn với các tổ chức tài chính, nhà bán lẻ và người tiêu dùng, từ đó đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ tiền mặt sang thanh toán điện tử trên toàn cầu. Phương pháp này còn giúp người bán không cần đầu tư cơ sở vật chất đắt đỏ tại điểm bán. Với hơn 1/2 dân số sở hữu smartphone, mVisa hứa hẹn mang thanh toán điện tử đến với nhiều người tiêu dùng Việt hơn bao giờ hết.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy nhiều điểm tích cực ở những khía cạnh ít được thảo luận trong thanh toán điện tử. Ví dụ có 77% số người tham gia khảo sát ưu tiên sử dụng các dịch vụ cho phép thanh toán tự động, bỏ qua quá trình thanh toán truyền thống, ví dụ như cách mà cước phí của Uber và một số ứng dụng taxi khác được thanh toán tự động trên thẻ của hành khách vào cuối mỗi chuyến đi. Hơn nữa, 72% số người tham gia khảo sát đồng ý sử dụng công nghệ sinh trắc học như dấu vân tay và nhận diện khuôn mặt để xác thực thanh toán.

PHÚ QUỐC

Tin cùng chuyên mục