Jurgen Klopp từng than vãn: “Có 3 CLB trên thế giới có thể làm những gì họ muốn về mặt tài chính”. Ông nói vào tháng 10 -2022. Không có cái tên nào được đưa ra nhưng ý ông muốn nói đến Manchester City, Paris Saint-Germain và Newcastle.
Ở Tyneside, họ phấn khích xem đó là một lời khen nhưng giờ thì lại ước điều đó là sự thật. Newcastle có túi tiền không đáy và đầy tham vọng nhưng cũng có những hạn chế khiến họ không thể tiếp cận phần lớn tài sản của mình. Kỳ chuyển nhượng của họ cho đến nay vẫn chưa có khoản chi tiêu nào, không phải do thiếu nhi cầu mà là các thông số tài chính. Đối với những CLB như Liverpool của Klopp và Tottenham, những đội từ lâu đã tìm cách hòa vốn và tìm kiếm các mô hình bền vững, Luật Công bằng tài chính đang có hiệu quả. Những người khác có thể coi đây là rào cản, giúp trật tự đã được thiết lập, ngăn cản Newcastle tự tung tực tác.
Nói một cách khác, Newcastle đã sử dụng tối đa “thẻ tín dụng” của mình. Không phải là chuyện quỹ của Saudi PIF, mà về mặt lợi nhuận và các quy tắc bền vững. Khoản chi 400 triệu bảng trong 4 kỳ chuyển nhượng khiến họ gần đạt đến giới hạn. Các đội bóng Anh như Everton và Nottingham Forest đang đối diện với các lệng trừng phạt mới, điều đó buộc Newcastle không dám vượt lằn ranh đỏ.
Newcastle không phạm sai lầm cho đến mùa hè năm ngoái. Vì những lý do khác nhau, 3 trong số 4 tân binh quan trọng của họ đã không đạt được hiệu quả như mong muốn: Hall đã không thể hòa nhập, đến mức 3 lần bị thay ra trong 4 lần được đưa ra sân đá chính. Chấn thương khiến Harvey Barnes mới chỉ đá chính 2 trận và không ra sân kể từ tháng 9; Sandro Tonali thì bị cấm thi đấu.
Cái sảy nẩy cái ung. Có lúc danh sách chấn thương của Newcastle lên đến 16 cái tên. Họ gần như tê liệt. Newcastle đang thiếu cầu thủ và rất cần thêm. Nhưng ngay cả khi Man City cho mượn Kalvin Phillips với mức chi phí khoảng 7 triệu bảng cũng làm cho Newcastle cân nhắc. Họ đang cần bán cầu thủ hơn gia tăng quỹ chi tiêu. Lời đề nghị của Bayern Munich cho Kieran Trippier và sự quan tâm của Atletico Madrid đối với Callum Wilson tự nhiên biến Newcastle trở thành con mồi. Những người khác đang tìm cách tận dụng điểm yếu của họ theo cách mà họ gần như chắc chắn sẽ không làm được vào mùa hè.
Newcastle có lý do nghĩ đến việc bán cầu thủ và tạo ra doanh thu để họ có thể chi tiêu hợp pháp. Thế nhưng trong một nguồn lực hạn hẹp, những cầu thủ đá chính hiện nay đều đóng vai trò then chốt, trong khi những người không tham gia lại có rất ít giá trị trên thị trường chuyển nhượng, có bán cũng chẳng được bao nhiêu. Đó là các trường hợp Matt Ritchie, Paul Dummett, Ryan Fraser và Isaac Hayden. Vụ mua bán lớn duy nhất trong triều đại của Eddie Howe là Allan Saint-Maximin đến Saudi Pro. Tiền đạo này không hợp với phong cách huấn luyện của Howe, và sang vùng Vịnh cũng đem lại doanh thu lớn.
Trippier và Wilson là hai trong số những người ở độ tuổi 30 không đưa có mức giá cao, nhưng nếu để họ ở lại thì sẽ không mang lại lợi ích gì. Hiện có Fabian Schar và Dan Burn thay thế. Trong khi Miguel Almiron sẽ bước sang tuổi 30 vào tháng tới, cũng có thể bán đi. Vấn đề là những người đang được giới chuyển nhượng quan tâm như Alexander Isak hoặc Bruno Guimaraes thì ngay cả khi được nhận một khoản phí khổng lồ, thì Newcastle thay thế họ bằng ai có tầm cỡ tương tự mà không tốn tiền ngang ngửa. Một lãnh đạo của Newcastle mới nói nữa đùa, nữa thật: Giờ mà ai đề nghị 1 tỷ bảng cho Isak, có lẽ chúng tôi cũng sẽ nghiêm túc cân nhắc.
Thực tế thì doanh thu của Newcastle đã tăng lên nhờ thu nhập từ Champions League, từ 70 triệu bảng lên 250 triệu bảng, nhưng năm tới gần như chắc chắn sẽ không như vậy. Việc cân bằng tài chính trở nên khó khăn HLV Howe gần đây nhận xét rằng Newcastle có ít bạn bè trên thị trường chuyển nhượng. Đó là một nhận xét hơn là một lời phàn nàn, xác nhận Newcastle đang trong tình trạng không thể làm được điều mình muốn. Đó là cái giá phải trả cho thành công quá nhanh từ núi tiền của các ông chủ.