Đó là điều luôn đúng, dù bóng đá có thay đổi như thế nào, dù đội bóng nổi tiếng với vũ điệu Samba có đoạt được nhiều danh hiệu hay không. Vậy nên những trận đấu có sự góp mặt của Brazil luôn mang đến sự chú ý cao độ cho giới túc cầu, dù đó có là trận chính thức hay giao hữu. Cách đây 4 ngày, Brazil và Argentina đã tạo ra một cuộc đấu thú vị với địa điểm là nước Úc xa xôi. Họ đã thua 0-1 đầy oan trái trong một thế trận xét một cách công bằng là họ không xứng đáng thua. Hôm nay, họ tiếp tục thêm một trận nữa tại nước này, đối thủ của họ là chủ nhà Úc. Có lẽ thắng thua ở trận này, chẳng quan trọng bằng số tiền họ thu được sau 1 tuần ăn cơm tại xứ sở chuột túi.
Gói các trận đấu của Brazil xét theo giá trị bản quyền gấp rưỡi các trận đấu của Đội tuyển Anh, một đội bóng được coi là thu hút truyền thông số 1 tại châu Âu. Điều đó cho thấy sức ảnh hưởng rất lớn của cái tên Brazil với thị trường. Để mời được cả Brazil và Argentina thi đấu tại Australia, ban tổ chức của xứ sở chuột túi đã phải bỏ ra hơn 10 triệu USD, một con số khổng lồ. Nhưng khán giả ở đây đã mãn nhãn với những Coutinho, Willian, Messi, Dybala, Higuain, những cầu thủ “dù muốn hay không muốn” cũng phải ra sân trong hợp đồng ràng buộc giữa ban tổ chức và các đội bóng. Ban tổ chức bán được vé, bán được bản quyền, bóng đá Australia có thêm được những người hâm mộ và họ cũng có cơ hội cọ xát với những đội bóng mạnh nhất. Còn bóng đá Brazil được gì, họ có tiền, có thêm những cọ xát ở một nền khí hậu khác biệt, và tuyệt vời hơn, họ có thể chạm trán Argentina tại nơi “đất lạ xứ người” để rèn quân trước những trận đánh lớn. Lợi cả đôi đường, vậy tội gì họ không nhận lời đến xứ sở kangaroo.
Thế nhưng, với những ai đã theo sát lộ trình của Brazil những năm qua, đều hiểu rằng việc phải di chuyển một quãng đường “không giới hạn” bởi những trận giao hữu vô thưởng vô phạt, luôn khiến họ gặp bất lợi. Trước World Cup 2006, Brazil được nhận diện là ứng cử viên số 1 cho chức vô địch khi sở hữu hai quả bóng vàng gần nhất : Ronaldinho và Kaka. Thế nhưng họ đã vấp ngã ngay tại tứ kết, soi vào lịch đấu trước giải của họ, người ta mới thấy choáng ngợp, 12 trận giao hữu, trải dài ở 3 châu lục, với những đối thủ “thấp bé nhẹ cân”, và số tiền 34 triệu USD cho “chuyến lưu diễn”. Trước World Cup 2014 cũng vậy, họ có một tour được đặt tên “ Đường đến World Cup”, từ Á sang ÂU, rồi đến Mỹ, Châu Đại Dương kéo dài 15 trận đấu, tiền họ kiếm được nhiều vô kể, thế nhưng, như những gì chúng ta vẫn nhớ, người Brazil đã thất bại tủi hổ thế nào ở trận bán kết trước đội tuyển Đức.
Bóng đá Brazil hay đến nỗi họ có thể sản sinh ra những cầu thủ làm xiếc với trái bóng, nhưng đôi khi họ “lạm dụng” mình, biến ĐTQG trở thành “một gánh xiếc rong” chuyên mua vui thiên hạ. Đó là lý do cả chục năm nay, họ chẳng ôm nổi danh hiệu nào.
Gói các trận đấu của Brazil xét theo giá trị bản quyền gấp rưỡi các trận đấu của Đội tuyển Anh, một đội bóng được coi là thu hút truyền thông số 1 tại châu Âu. Điều đó cho thấy sức ảnh hưởng rất lớn của cái tên Brazil với thị trường. Để mời được cả Brazil và Argentina thi đấu tại Australia, ban tổ chức của xứ sở chuột túi đã phải bỏ ra hơn 10 triệu USD, một con số khổng lồ. Nhưng khán giả ở đây đã mãn nhãn với những Coutinho, Willian, Messi, Dybala, Higuain, những cầu thủ “dù muốn hay không muốn” cũng phải ra sân trong hợp đồng ràng buộc giữa ban tổ chức và các đội bóng. Ban tổ chức bán được vé, bán được bản quyền, bóng đá Australia có thêm được những người hâm mộ và họ cũng có cơ hội cọ xát với những đội bóng mạnh nhất. Còn bóng đá Brazil được gì, họ có tiền, có thêm những cọ xát ở một nền khí hậu khác biệt, và tuyệt vời hơn, họ có thể chạm trán Argentina tại nơi “đất lạ xứ người” để rèn quân trước những trận đánh lớn. Lợi cả đôi đường, vậy tội gì họ không nhận lời đến xứ sở kangaroo.
Thế nhưng, với những ai đã theo sát lộ trình của Brazil những năm qua, đều hiểu rằng việc phải di chuyển một quãng đường “không giới hạn” bởi những trận giao hữu vô thưởng vô phạt, luôn khiến họ gặp bất lợi. Trước World Cup 2006, Brazil được nhận diện là ứng cử viên số 1 cho chức vô địch khi sở hữu hai quả bóng vàng gần nhất : Ronaldinho và Kaka. Thế nhưng họ đã vấp ngã ngay tại tứ kết, soi vào lịch đấu trước giải của họ, người ta mới thấy choáng ngợp, 12 trận giao hữu, trải dài ở 3 châu lục, với những đối thủ “thấp bé nhẹ cân”, và số tiền 34 triệu USD cho “chuyến lưu diễn”. Trước World Cup 2014 cũng vậy, họ có một tour được đặt tên “ Đường đến World Cup”, từ Á sang ÂU, rồi đến Mỹ, Châu Đại Dương kéo dài 15 trận đấu, tiền họ kiếm được nhiều vô kể, thế nhưng, như những gì chúng ta vẫn nhớ, người Brazil đã thất bại tủi hổ thế nào ở trận bán kết trước đội tuyển Đức.
Bóng đá Brazil hay đến nỗi họ có thể sản sinh ra những cầu thủ làm xiếc với trái bóng, nhưng đôi khi họ “lạm dụng” mình, biến ĐTQG trở thành “một gánh xiếc rong” chuyên mua vui thiên hạ. Đó là lý do cả chục năm nay, họ chẳng ôm nổi danh hiệu nào.