Đừng để mất niềm tin

Những chuyện đang xảy ra là rất đáng buồn, khi nhiều tố cáo sai phạm tại một số Trung tâm TDTT một số địa phương như Bạc Liêu, Nghệ An khiến một số HLV, VĐV cảm thấy xao động. Cách đây 1 năm, chuyện tương tự cũng đã diễn ra tại Trung tâm TDTT Thái Nguyên, Trung tâm TDTT Cà Mau. Rõ ràng,  để giữ được niềm tin mới khó chứ làm mất niềm tin thì rất dễ.

Những chuyện đang xảy ra là rất đáng buồn, khi nhiều tố cáo sai phạm tại một số Trung tâm TDTT một số địa phương như Bạc Liêu, Nghệ An khiến một số HLV, VĐV cảm thấy xao động. Cách đây 1 năm, chuyện tương tự cũng đã diễn ra tại Trung tâm TDTT Thái Nguyên, Trung tâm TDTT Cà Mau. Rõ ràng,  để giữ được niềm tin mới khó chứ làm mất niềm tin thì rất dễ.

Thực tế, chuyện tiêu cực trong quản lý tại các đơn vị đào tạo, huấn luyện thể thao thì ở quốc gia nào cũng có sự bất cập chứ không riêng tại Việt Nam. Nhưng mức độ để khiến người trong nội bộ phản ánh ra trên phương tiện truyền thông thì hẳn là đã không còn đủ sức chịu đựng.

Như hiện tại, chuyện đang khiến cả Trung tâm đào tạo VĐV cấp cao Hà Nội được báo giới phản ánh không ít là cách đối đãi về bữa ăn dành cho VĐV. Không cần ai phải nói vì “tức nước vỡ bờ”... vì tự VĐV khi thấy mình bị đối xử quá yếu và thiếu (thực tế, quy định về dinh dưỡng họ được hưởng là có đủ nhưng thức ăn trên bàn ăn không đúng như thế) thì họ sẽ lên tiếng. Đã có nghi ngại cho rằng, lên tiếng như thế có sợ bị trù dập hay không. Một VĐV đang thuộc thể thao Hà Nội giãi bày rằng “chúng tôi tập luyện để cống hiến mang lại thành tích cho đơn vị. Bữa ăn cơm chẳng đủ món đủ chất thì lại phải im lặng hay sao (!)”. Mấu chốt của mâu thuẫn luôn là tài chính. Những sự vụ được phản ánh trên đều xuất phát từ các tố cáo con người cụ thể và có chức vụ cụ thể do biển thủ tiền hoặc chi và thu sai nguyên tắc.

Chế độ ăn là yếu tố rất quan trọng với VĐV chuyên nghiệp. Ảnh: T.L

Thể thao Việt Nam đã có không ít trường hợp nhà quản lý bị cho thôi việc hoặc chuyển đổi công tác vì không minh bạch tiền bạc, chế độ đối với HLV, VĐV. Tuy nhiên, họ chỉ là một số trường hợp cá biệt. Thay đổi được tư duy qua đó thay hẳn cách nhìn nhận rằng, không bao giờ được trục lợi qua tiền của HLV, VĐV để làm giàu thì mới cần thiết. Nguyên Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao (Tổng cục TDTT) – ông Nguyễn Hồng Minh từng chia sẻ: “HLV, VĐV dành trọn sự nghiệp của họ để thi đấu tập luyện là điều mọi người làm nghề luôn trân trọng. Thu nhập của thể thao đã là rất ít rồi nên nếu ai còn có tư duy trục lợi thì quả thật không phải người sống vì thể thao”.

Sự việc tố cáo việc nội bộ trong nhà của mỗi đơn vị đưa ra bên ngoài nên mọi người vỡ lẽ. Nhưng khi đó, điều này là vấn đề của xã hội và của thể thao nói chung. Nội bộ Liên đoàn quần vợt Việt Nam có tố cáo giữa các nhà quản lý với nhau và người tố cáo đưa rõ con số vấn đề trong tài chính đối vẫn còn nóng hỏi. Trong từng phản ánh, tố cáo, mọi người muốn một cuộc thanh tra toàn diện, cùng hướng giải quyết thấu đáo từ người thẩm quyền. Các Trung tâm TDTT đã được thanh tra từ Sở VH-TT-DL địa phương và có kết luận cụ thể. Giải quyết hậu quả và chấp hành quyết định từ kết quả thanh tra sẽ có sự giám sát. Thế nào là “sạch” và thế nào là “chưa sạch” ở chuyện quản lý thể thao mãi là điều nhạy cảm, chỉ thật sự người trong nghề mới hiểu.

Đảm bảo đúng công tác chuyên môn nghiệp vụ, từ đó giành thành tích như mục tiêu đề ra trong 1 năm tập luyện thi đấu là nhiệm vụ trên hết của từng đơn vị TDTT. Chú tâm quá nhiều trong hơn thiệt tiền bạc dễ làm nhà quản lý không giữ được quyết định sáng suốt.

NGUYỄN ĐÌNH

Tin cùng chuyên mục