Đấu kiếm Việt Nam: Khó tranh chấp huy chương

Trưởng đoàn thể thao Việt Nam dự Olympic 2016 – ông Trần Đức Phấn từng khẳng định “Olympic là đấu trường chỉ có thắng và thua. VĐV tới đây để tranh tài chứ không mang ý nghĩa cọ xát”. Điều này đúng. Dù vậy, với đấu kiếm nói riêng, Olympic là cơ hội để các tuyển thủ Việt Nam thêm một lần tích lũy chuyên môn chứ nếu đòi hỏi phải đạt được kết quả cao là khó.

Trưởng đoàn thể thao Việt Nam dự Olympic 2016 – ông Trần Đức Phấn từng khẳng định “Olympic là đấu trường chỉ có thắng và thua. VĐV tới đây để tranh tài chứ không mang ý nghĩa cọ xát”. Điều này đúng. Dù vậy, với đấu kiếm nói riêng, Olympic là cơ hội để các tuyển thủ Việt Nam thêm một lần tích lũy chuyên môn chứ nếu đòi hỏi phải đạt được kết quả cao là khó.

Đấu kiếm Việt Nam: Khó tranh chấp huy chương ảnh 1

Khó cho đấu kiếm Việt Nam (Phải). Ảnh: Dũng Phương

Lịch sử ghi nhận

Trong tất cả các môn của thể thao Việt Nam dự Olympic 2016, đấu kiếm là môn thể hiện năng lực tốt nhất. Bốn suất chính thức (Nguyễn Thị Như Hoa – kiếm ba cạnh nữ; Nguyễn Thị Lệ Dung – kiếm chém nữ; Đỗ Thị Anh – kiếm liễu nữ; Vũ Thành An – kiếm chém nam) của đội kiếm Việt Nam đều là nỗ lực cá nhân. Đặc thù đây là môn đối kháng đọ sức trực tiếp một – một với nhau nên ít nhiều, tính chất thi đấu khá căng thẳng. Ban đầu, những người lạc quan nhất của thể thao Việt Nam chỉ mong phấn đấu có 1 suất chính thức chứ không dám nghĩ đến 4. Ấy vậy, các tuyển thủ làm một lèo nhận 4 tấm vé đầy bất ngờ.

Chính ở sự bất ngờ đến mức… mừng ra mặt như vậy với đấu kiếm, lãnh đạongành TDTT đã bổ sung thêm kinh phí so với mức chi vừa đủ theo kế hoạch từ đầu năm 2016. Đó là nguyên do vì sao một số tuyển thủ được thêm điều kiện thi đấu giải quốc tế và tập huấn ngắn ngày ở nước ngoài.

Hai kỳ Olympic liên tiếp (2012, 2016), đấu kiếm Việt Nam đều có suất chính thức dự Olympic. Kết quả chuyên môn là tốt. Dù thế, trưởng đoàn đấu kiếm Việt Nam tại Olympic – ông Phùng Lê Quang từng phân tích “chúng ta vẫn còn phải học nhiều trước các quốc gia ở châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc rồi đến châu Âu (nơi có truyền thống mạnh ở môn đấu kiếm)”.

“Đây là cơ hội để tôi thêm một lần cọ xát thực tế. Chúng tôi không quá nghĩ xa mà đặt mục tiêu trận đấu trước mắt đã”, VĐV Vũ Thành An tâm tư. Về cơ bản, các tay kiếm đang có tinh thần tốt khi đã nhập làng VĐV Olympic 2016. Một sự thuận lợi là họ đều chung một đội kiếm (thuộc đơn vị Hà Nội) vì thế sự thân thiết như anh chị em trong nhà nên không bị khoảng cách vùng miền trong sinh hoạt tập thể khi đang ở Brazil. Hơi tiếc, do ngân sách có hạn nên VĐV đấu kiếm chỉ được tập luyện tại nước ngoài ngắn ngày mà không có những chương trình dài hơi. Mặc dù Tổng cục TDTT cũng muốn đầu tư nhưng vẫn phải có sự chung tay về tiền từ Hà Nội trong lần chuẩn bị Olympic 2016 cho 4 tuyển thủ.

Niềm hy vọng Vũ Thành An.  Ảnh: Nhật Anh

Các VĐV tập luyện tại Brazil. Ảnh:T.L

May vì có chuyên gia

Đấu kiếm là môn rất khó. Muốn phát triển và nâng tầm VĐV Việt Nam phải có chuyên gia. Ông thầy Sergey Koryazhkin (Nga) đã theo sát tổ kiếm chém Hà Nội nhiều năm qua nên Thành An, Lệ Dung (2 người có suất thi đấu Olympic 2016) được hưởng lợi. Các tuyển thủ từng chia sẻ, do rất am hiểu chuyên môn lẫn có tình cảm với thể thao Việt Nam, thầy Sergey của họ dậy bảo học trò rất tận tình. Suốt quãng thời gian thi đấu các giải chuẩn bị tranh vé Olympic rồi tập huấn tại Trung Quốc (trước khi đi Brazil), 2 tuyển thủ kiếm chém trên đều có HLV Sergey huấn luyện kỹ càng.

Trường hợp Đỗ Thị Anh thì may mắn được rèn luyện nhờ kinh nghiệm chỉ dẫn của chuyên gia Hàn Quốc. Bộ môn đấu kiếm Hà Nội (nơi quản lý Đỗ Thị Anh) xác nhận, chuyên gia trên từng tham gia huấn luyện đội tuyển quốc gia kiếm Hàn Quốc nên chuyên môn phù hợp. Ít ai biết, để có những chuyên gia tốt và tận tâm như vậy, thể thao Hà Nội từng đôn đáo tìm người.

Khi có được những ông thầy giỏi nghề, người làm quản lý bộ môn đấu kiếm ở Hà Nội như ông Phạm Anh Tuấn còn vất vả xoay sở đủ ngân quỹ để trả lương mong giữ được người. VĐV có thể một vài lứa tìm được người mới nhưng chuyên gia quốc tế giỏi không phải lúc nào cũng có. Khi có chuyên gia rồi, chưa chắc, họ đã chịu làm việc dài lâu cho đấu kiếm Việt Nam. Vì thế, những tuyển thủ dự Olympic 2016 của đấu kiếm Việt Nam ít nhiều đang có may mắn là được những ông thầy ngoại tận tâm giúp đỡ.

 Tập tới sát ngày đấu

Tuyển thủ đầu tiên của Việt Nam thi đấu môn đấu kiếm là Nguyễn Thị Như Hoa (kiếm ba cạnh nữ) vào ngày 6-8. Hai ngày sau đến lượt Vũ Thành An tranh tài kiếm chém cá nhân nam. Ngày 10-8, Nguyễn Thị Lệ Dung thi đấu kiếm chém cá nhân nữ và Đỗ Thị Anh cũng thi đấu kiếm liễu nữ ở ngày này. Các VĐV đang tập tại làng VĐV Olympic và theo bố trí khung giờ, đội kiếm Việt Nam phải tập vào lúc sáng sớm. Do vậy, thành viên của đấu kiếm phải sắp xếp thời gian ổn thỏa nhất để có được đủ thời gian tập trong giờ mình được bố trí.

Vinh dự không môn nào có

Nhiều người đã tiếc vì Nguyễn Tiến Nhật (kiếm ba cạnh nam) không giành được suất Olympic 2016. Tuy nhiên, kiếm thủ này vẫn là người được nhớ nhiều vì chính là tuyển thủ cầm cờ cho thể thao Việt Nam trong lễ khai mạc Olympic 2012. Sau bốn năm, Vũ Thanh An của đấu kiếm tiếp tục được chọn làm người cầm cờ cho đoàn Việt Nam. Chúng ta đã phải tính rất kỹ mới lựa chọn Thành An bởi may mắn là lịch thi đấu của VĐV không bị sát ngay sau ngày khai mạc Olympic 2016. Một môn mà hai kỳ Olympic liên tiếp có suất chính thức và tổng cộng là 5 VĐV rồi liên tiếp được chọn cầm cờ, đấu kiếm chắc chắn là những người tự hào nhất mà chưa môn thể thao nào của Việt Nam làm được.

NGUYỄN ĐÌNH

Tin cùng chuyên mục