Theo thông báo từ Giám đốc trung tâm Nguyễn Mạnh Hùng, điều này nhằm giúp các tuyển thủ tập trung cao độ hơn cho công tác chuyên môn, chuẩn bị thi đấu. Báo chí nếu muốn biết tình hình cụ thể chỉ được tiếp xúc với các HLV, VĐV vào chiều thứ sáu hàng tuần.
Chuyện này không hề mới, vì trước mỗi sự kiện quốc tế quan trọng mà thể thao Việt Nam tham dự, lệnh “cấm trại” đều được áp dụng, chủ yếu vì lãnh đạo Trung tâm HLTTQG Hà Nội không muốn VĐV bị phân tâm trong tập luyện trước sự quan tâm của giới truyền thông. Hầu hết các đội tuyển quốc gia trọng điểm như điền kinh, thể dục dụng cụ, bắn súng, bóng chuyền, bắn cung, đấu kiếm… đang ráo riết “luyện vàng” ở Nhổn. Một số tổ nhóm khác được chia ra tập huấn ở 2 trung tâm HLTTQG TPHCM (bơi lội, võ thuật, xe đạp, cử tạ…) và Đà Nẵng (cự ly trung bình môn điền kinh). Tuy nhiên, chỉ riêng “đầu cầu” Nhổn là nơi tập trung nhiều quân số nhất nên phải cấm trại đối với các tuyển thủ.
Trên thực tế, việc này là cần thiết đối với các tuyển thủ Việt Nam trước thềm SEA Games 29, vì theo kinh nghiệm của nhiều VĐV kỳ cựu như Hoàng Xuân Vinh, Trần Quốc Cường, đây là thời điểm chuẩn bị chuyên môn quan trọng nhất, rất cần sự tập trung để VĐV dồn hết tâm trí vào nhiệm vụ. Thành tích huy chương của VĐV cũng tùy thuộc rất nhiều vào giai đoạn chuẩn bị đặc biệt này.
Dĩ nhiên, giới truyền thông trong nước thì luôn tôn trọng điều đó. Thế nhưng, sau khi vụ việc bếp ăn và chế độ ăn tại Trung tâm HLTTQG Hà Nội bị báo chí phản ánh là thiếu thốn và không đủ giúp nâng chất thể lực cho các tuyển thủ quốc gia, có vẻ như nhà quản lý nơi đây bị “nhột” và tìm cách ứng phó.
Hồi cuối tháng 4, thậm chí giới truyền thông còn phát hiện tiền ăn cho VĐV trọng điểm chỉ hết 280.000 đồng/ngày, trong khi họ đang hưởng mức 400.000 đồng/người/ngày(?!). Lý giải của lãnh đạo Trung tâm HLTTQG Hà Nội sau đó không thuyết phục khi cho rằng tiền thừa đã chi cho việc mua thuốc bổ trợ và nước cho VĐV, dù Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Lê Khánh Hải đã ký quyết định cho VĐV hưởng chế độ tiền ăn 400.000 đồng/người/ngày, còn tiền thuốc bổ và thực phẩm chức năng sẽ được Tổng cục TDTT cấp riêng theo nhu cầu sử dụng thực tế của các đội tuyển.
Thật ra, bữa ăn ở Nhổn từ lâu đã bị chính các HLV và VĐV than phiền là thiếu chất hoặc chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng sau các buổi tập luyện nặng nhọc của họ. Năm 2015, nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã “té ngửa” khi biết bữa ăn của VĐV, tuyển thủ quốc gia tại Trung tâm HLTTQG hàng đầu nước nhà rất kém chất lượng. Chuyện sau đó có cũng được cải thiện phần nào khi lãnh đạo Tổng cục TDTT đã lập tức chỉ đạo, nhưng đến bao giờ triệt để thì chẳng ai dám khẳng định cả…
Chuyện này không hề mới, vì trước mỗi sự kiện quốc tế quan trọng mà thể thao Việt Nam tham dự, lệnh “cấm trại” đều được áp dụng, chủ yếu vì lãnh đạo Trung tâm HLTTQG Hà Nội không muốn VĐV bị phân tâm trong tập luyện trước sự quan tâm của giới truyền thông. Hầu hết các đội tuyển quốc gia trọng điểm như điền kinh, thể dục dụng cụ, bắn súng, bóng chuyền, bắn cung, đấu kiếm… đang ráo riết “luyện vàng” ở Nhổn. Một số tổ nhóm khác được chia ra tập huấn ở 2 trung tâm HLTTQG TPHCM (bơi lội, võ thuật, xe đạp, cử tạ…) và Đà Nẵng (cự ly trung bình môn điền kinh). Tuy nhiên, chỉ riêng “đầu cầu” Nhổn là nơi tập trung nhiều quân số nhất nên phải cấm trại đối với các tuyển thủ.
Trên thực tế, việc này là cần thiết đối với các tuyển thủ Việt Nam trước thềm SEA Games 29, vì theo kinh nghiệm của nhiều VĐV kỳ cựu như Hoàng Xuân Vinh, Trần Quốc Cường, đây là thời điểm chuẩn bị chuyên môn quan trọng nhất, rất cần sự tập trung để VĐV dồn hết tâm trí vào nhiệm vụ. Thành tích huy chương của VĐV cũng tùy thuộc rất nhiều vào giai đoạn chuẩn bị đặc biệt này.
Dĩ nhiên, giới truyền thông trong nước thì luôn tôn trọng điều đó. Thế nhưng, sau khi vụ việc bếp ăn và chế độ ăn tại Trung tâm HLTTQG Hà Nội bị báo chí phản ánh là thiếu thốn và không đủ giúp nâng chất thể lực cho các tuyển thủ quốc gia, có vẻ như nhà quản lý nơi đây bị “nhột” và tìm cách ứng phó.
Hồi cuối tháng 4, thậm chí giới truyền thông còn phát hiện tiền ăn cho VĐV trọng điểm chỉ hết 280.000 đồng/ngày, trong khi họ đang hưởng mức 400.000 đồng/người/ngày(?!). Lý giải của lãnh đạo Trung tâm HLTTQG Hà Nội sau đó không thuyết phục khi cho rằng tiền thừa đã chi cho việc mua thuốc bổ trợ và nước cho VĐV, dù Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Lê Khánh Hải đã ký quyết định cho VĐV hưởng chế độ tiền ăn 400.000 đồng/người/ngày, còn tiền thuốc bổ và thực phẩm chức năng sẽ được Tổng cục TDTT cấp riêng theo nhu cầu sử dụng thực tế của các đội tuyển.
Thật ra, bữa ăn ở Nhổn từ lâu đã bị chính các HLV và VĐV than phiền là thiếu chất hoặc chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng sau các buổi tập luyện nặng nhọc của họ. Năm 2015, nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã “té ngửa” khi biết bữa ăn của VĐV, tuyển thủ quốc gia tại Trung tâm HLTTQG hàng đầu nước nhà rất kém chất lượng. Chuyện sau đó có cũng được cải thiện phần nào khi lãnh đạo Tổng cục TDTT đã lập tức chỉ đạo, nhưng đến bao giờ triệt để thì chẳng ai dám khẳng định cả…