Bong gân cổ chân hay còn gọi là “lật sơ mi”. Bong gân cổ chân là tình trạng rách hay đứt dây chằng bao quanh cổ chân. Đây là những “tai nạn” thường xảy ra đối với người chơi thể thao, nhất là các môn thể thao vận động mạnh như đá bóng, tennis, chạy bộ, cầu lông… Tuy nhiên, bong gân cổ chân có nhiều mức độ mà các dấu hiệu, cách điều trị và thời gian phục hồi khác nhau. Sau đây là một số mức độ bong gân và cách xử trí cần tham khảo có ích cho người chơi thể thao.

Bong gân nhẹ (độ I): đau vừa, sưng tại chỗ, vẫn đi lại được. Thời gian lành hoàn toàn khoảng 4-6 tuần.
Bong gân trung bình (độ II): có thể nghe tiếng rách nhỏ khi bị chấn thương. Cổ chân sưng to và đau nhiều làm việc đi lại khó khăn. Vài ngày sau có thể có dấu bầm tím ngoài da. Bênh vẫn phục hồi nhưng lâu hơn, khoảng 4-8 tuần.
Bong gân nặng (độ III): dây chằng bị đứt hoàn toàn, toàn bộ cổ chân sưng và rất đau. Cổ chân bị “lỏng lẻo ” rất rõ và đi lại hết sức khó khăn và rất đau. Mức độ này cần được điều trị tích cực mới mong phục hồi hoàn toàn, có thể kéo dài tới 12 tuần.
Xử trí:
Xử trí ban đầu không đúng cách sẽ dẫn đến đau và lỏng cổ chân mãn tính, rất khó điều trị. Cần chú ý các hướng dẫn sau cho các chấn thương bong gân cổ chân:
- Ngay khi bị chấn thương, nghỉ tập ngay. Sau đó dùng túi đá lạnh chườm lên chỗ đau trong 10 phút, 3-4 lần trong ngày, băng ép cổ chân lại và gác chân lên cao.
- Dùng thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol hoặc các loại vừa giảm đau vừa chống sưng nề.
Nếu thấy cổ chân sưng đau nhiều (bong gân độ II hoặc III), cần đi khám bác sĩ chuyên khoa.
- Trường hợp nặng cần chụp X quang để loại trừ gãy xương. Cổ chân sẽ được nẹp cố định trong vòng khoảng 6 tuần (nếu bong gân độ II trở lên).

Chườm đá sẽ rất tốt để chữa trị bong gân.
Dù ở mức độ nào cũng cần tập luyện đúng cách để mau phục hồi mà không có hại đến dây chằng. Sau đây là một số bài tập cơ bản, chúng tôi thường hướng dẫn cho bệnh nhân:
Động tác 1: kéo giãn bằng khăn. Giữ 45 giây, lặp lại 10 lần, ngày 3 lần.
Động tác 2: đứng kéo giãn (chân sau). Giữ 45 giây, lặp lại 10 lần, ngày 3 lần.
Động tác 3: tập mạnh cổ chân với dây thun. Lặp lại 10 lần, ngày 3 lần.
Động tác 4: tập ván thăng bằng 5- 10 phút, ngày 3 lần.
Khi trở lại chơi thể thao, cần phải băng cố định cổ chân (Taping) hoặc mang nẹp để bảo vệ dây chằng tránh bị tổn thương lại.
BS TRƯƠNG CÔNG DŨNG
(Hội Y học thể thao TPHCM)
Các tin, bài viết khác
-
Adidas nỗ lực chấm dứt rác thải nhựa qua các mẫu giày chạy của tương lai
-
Bước mở đầu cho các CLB Golf TPHCM
-
Ra mắt bộ tuyển tập của 4 nhà văn là thành viên trong cùng một gia đình
-
Vietnam Fitness Model 2021: Mới lạ với chiến dịch tìm kiếm 'những chiến binh săn mây'
-
Amway Việt Nam lần thứ 2 đón nhận Bằng khen của Bộ Y tế
-
Văn Toàn khai trương Cafe Ông Bầu ở Hải Phòng
-
Adidas ra mắt dòng sản phẩm tennis bền vững với môi trường
-
Vinaphone Phú Giáo vô địch giải bóng đá Bình Thắng mở rộng 2021
-
Herbalife Việt Nam đồng hành cùng Tổng Cục TDTT vinh danh VĐV, HLV tiêu biểu 2020 và tổ chức Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân
-
Agribank đồng hành cùng Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong năm 2021