Chiếc HCV giành được trong bài nhảy chống đồng nghĩa Lê Thanh Tùng đang là người mạnh nhất châu Á tại nội dung đơn môn này. “Đây là thành tích đáng khen ngợi và rất ý nghĩa của cháu Tùng. Điều này cho thấy, chúng ta không thua kém đối thủ tại châu Á trong TDDC nam ở một số nội dung cụ thể”, chuyên gia Nguyễn Hồng Minh (nguyên Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao – Tổng cục TDTT) chia sẻ. Ông Minh là người có nhiều năm theo sát môn TDDC tại Việt Nam nên hiểu rõ giá trị của tấm HCV của một VĐV nam đạt được tại châu Á mà Lê Thanh Tùng làm được có ý nghĩa quan trọng như thế nào.
Chưa ai vội khẳng định nhưng thành tích của Lê Thanh Tùng cho thấy, chúng ta đã thấy triển vọng huy chương (có thể là HCV) tại Asian Games 2018 tổ chức năm sau tại Indonesia. Trước Lê Thanh Tùng, TDDC nam Việt Nam có Nguyễn Hà Thanh rất triển vọng ở nội dung nhảy chống. Tiếc là tuyển thủ này chưa thành công nhiều đã sớm giải nghệ vì chấn thương. TDDC Việt Nam thành công ở đấu trường quốc tế là từ nội dung nhảy chống. Vì vậy, bài toán mục tiêu được đặt ra là tìm lời giải để giành huy chương ở nội dung này trong kỳ Asian Games 2018.
Chúng ta từng có cựu tuyển thủ Phan Thị Hà Thanh giành chiếc HCV vô địch châu Á 2012, HCĐ thế giới năm 2013, HCĐ Asian Games 2014 đều trong thi đấu nhảy chống đơn môn. Cựu tuyển thủ này ghi dấu lịch sử cho TDDC nước nhà và cho riêng VĐV nữ đồng thời giúp TDDC Việt Nam có vị thế cao tại châu Á và thế giới trong môn nhảy chống. Phan Thị Hà Thanh đã giải nghệ, HCV vô địch nhảy chống châu Á 2017 của Thanh Tùng là cột mốc mới cho VĐV nam Việt Nam, tiếp tục giúp TDDC chúng ta giữ được vị thế.
Năm 2014, Thanh Tùng đã thi đấu Asian Games tại Incheon – Hàn Quốc mà chỉ xếp hạng 20 nhảy chống đơn môn. Thời gian đã đi qua 3 năm, chàng trai người TPHCM đã hoàn thiện kỹ thuật tốt hơn và đang là mũi nhọn số 1 của TDDC Việt Nam. Thi đấu tại giải vô địch châu Á 2017, Thanh Tùng và đội TDDC Việt Nam đã thấy được nhiều đối thủ sẽ có mặt ở Asian Games năm sau trong nhảy chống nam như Kim Han-sol (Hàn Quốc), Shuto Horiuchi (Nhật Bản), Shek Wai Hung (Hongkong-Trung Quốc)... Mọi người vẫn đang đợi Lê Thanh Tùng giải được bài toán tìm HCV lần đầu tiên cho TDDC nam tại một kỳ Asian Games.
Hiện tại, mục tiêu trước mắt của TDDC Việt Nam là nhắm thành tích HCV nam tại SEA Games 29-2017. Với mũi nhọn Lê Thanh Tùng, Đinh Phương Thành, Phạm Phước Hưng, Đặng Nam... chúng ta tin tưởng cơ hội giành được HCV tại SEA Games năm nay rất lớn. Đặc biệt, những gì Thanh Tùng thể hiện ở nội dung nhảy chống tại giải vô địch châu Á 2017 thì đứng ở vị trí dẫn đầu SEA Games sẽ không quá khó. SEA Games 28-2015, Lê Thanh Tùng đã giành HCV đơn môn nhảy chống. Khả năng của VĐV đã vươn tầm ngoài khu vực Đông Nam Á, đủ sức tranh chấp tại châu Á và giải thuộc hệ thống thi đấu thế giới thì sân chơi SEA Games cũng như một cữ tập dợt. Tại giải vô địch châu Á 2017, nhiều VĐV tại Đông Nam Á cũng góp mặt như Muhammad Othman (Malaysia), Reyland Capellan (Philippines), Tikumporn (Thái Lan). VĐV của bạn cần một sự tích lũy kinh nghiệm cho SEA Games 29-2017 như Việt Nam. Chúng ta không quá e dè bởi trên năng lực thực tế của Thanh Tùng, nhà quản lý tự tin VĐV có thể vượt qua đối thủ trong khu vực.
Chưa ai vội khẳng định nhưng thành tích của Lê Thanh Tùng cho thấy, chúng ta đã thấy triển vọng huy chương (có thể là HCV) tại Asian Games 2018 tổ chức năm sau tại Indonesia. Trước Lê Thanh Tùng, TDDC nam Việt Nam có Nguyễn Hà Thanh rất triển vọng ở nội dung nhảy chống. Tiếc là tuyển thủ này chưa thành công nhiều đã sớm giải nghệ vì chấn thương. TDDC Việt Nam thành công ở đấu trường quốc tế là từ nội dung nhảy chống. Vì vậy, bài toán mục tiêu được đặt ra là tìm lời giải để giành huy chương ở nội dung này trong kỳ Asian Games 2018.
Chúng ta từng có cựu tuyển thủ Phan Thị Hà Thanh giành chiếc HCV vô địch châu Á 2012, HCĐ thế giới năm 2013, HCĐ Asian Games 2014 đều trong thi đấu nhảy chống đơn môn. Cựu tuyển thủ này ghi dấu lịch sử cho TDDC nước nhà và cho riêng VĐV nữ đồng thời giúp TDDC Việt Nam có vị thế cao tại châu Á và thế giới trong môn nhảy chống. Phan Thị Hà Thanh đã giải nghệ, HCV vô địch nhảy chống châu Á 2017 của Thanh Tùng là cột mốc mới cho VĐV nam Việt Nam, tiếp tục giúp TDDC chúng ta giữ được vị thế.
Năm 2014, Thanh Tùng đã thi đấu Asian Games tại Incheon – Hàn Quốc mà chỉ xếp hạng 20 nhảy chống đơn môn. Thời gian đã đi qua 3 năm, chàng trai người TPHCM đã hoàn thiện kỹ thuật tốt hơn và đang là mũi nhọn số 1 của TDDC Việt Nam. Thi đấu tại giải vô địch châu Á 2017, Thanh Tùng và đội TDDC Việt Nam đã thấy được nhiều đối thủ sẽ có mặt ở Asian Games năm sau trong nhảy chống nam như Kim Han-sol (Hàn Quốc), Shuto Horiuchi (Nhật Bản), Shek Wai Hung (Hongkong-Trung Quốc)... Mọi người vẫn đang đợi Lê Thanh Tùng giải được bài toán tìm HCV lần đầu tiên cho TDDC nam tại một kỳ Asian Games.
Hiện tại, mục tiêu trước mắt của TDDC Việt Nam là nhắm thành tích HCV nam tại SEA Games 29-2017. Với mũi nhọn Lê Thanh Tùng, Đinh Phương Thành, Phạm Phước Hưng, Đặng Nam... chúng ta tin tưởng cơ hội giành được HCV tại SEA Games năm nay rất lớn. Đặc biệt, những gì Thanh Tùng thể hiện ở nội dung nhảy chống tại giải vô địch châu Á 2017 thì đứng ở vị trí dẫn đầu SEA Games sẽ không quá khó. SEA Games 28-2015, Lê Thanh Tùng đã giành HCV đơn môn nhảy chống. Khả năng của VĐV đã vươn tầm ngoài khu vực Đông Nam Á, đủ sức tranh chấp tại châu Á và giải thuộc hệ thống thi đấu thế giới thì sân chơi SEA Games cũng như một cữ tập dợt. Tại giải vô địch châu Á 2017, nhiều VĐV tại Đông Nam Á cũng góp mặt như Muhammad Othman (Malaysia), Reyland Capellan (Philippines), Tikumporn (Thái Lan). VĐV của bạn cần một sự tích lũy kinh nghiệm cho SEA Games 29-2017 như Việt Nam. Chúng ta không quá e dè bởi trên năng lực thực tế của Thanh Tùng, nhà quản lý tự tin VĐV có thể vượt qua đối thủ trong khu vực.
Ngày 3-6 tới, đội TDDC Việt Nam sẽ đi thi đấu giải Singapore mở rộng 2017. Đây tiếp tục là cuộc chuẩn bị chuyên môn tốt cho từng tuyển thủ sẵn sàng cho SEA Games 29 và đích nhắm Asian Games năm sau.