Đằng sau chiếc HCV của kỷ lục gia

Vượt qua sự thiệt thòi, nhiều VĐV khuyết tật đã vươn lên làm đủ nghề, trước khi trở thành những người hùng Para Games 2017.
“Dị nhân bơi lội”
Bị di chứng của sốt bại liệt từ nhỏ khiến đôi chân Võ Thanh Tùng bị tật. Không đầu hàng số phận, Thanh Tùng vẫn một buổi đi học, một buổi theo cha phụ việc ở lò rèn. Năng nổ giúp cha rèn dao, đập sắt, anh dần có đôi tay rắn chắc.
Trong một lần theo cha ra đồng, Thanh Tùng thấy hồ nước liền nhảy xuống tập vài lần là biết bơi. Đám bạn ở xóm thi nín thở dưới nước, anh chấp thêm 2 hơi vẫn thắng.
“Nhờ nhịn thở lâu, nên mỗi lần tôi ra đồng bắt cá, về cả tuần ăn không hết”- anh nhớ lại. Biệt danh “dị nhân Tây Đô” theo anh từ đó. 
Đằng sau chiếc HCV của kỷ lục gia ảnh 1
Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng nghề, xin việc khắp nơi mà không ai nhận, Thanh Tùng học thêm nghề sửa điện thoại: “Từ khi làm ra tiền, tôi vui lắm, cứ làm ngày làm đêm”.
Một lần thấy treo bảng tuyển chọn VĐV bơi khuyết tật, anh mặc nguyên bộ đồ đi làm nhảy xuống hồ “thử tài”. Ngay lần đó, các HLV nhận ra đây là tài năng mới trên đường đua xanh.
Qua những tháng ngày rèn luyện, tại Asian Para Games 2014, anh giành được 5 HCV. Năm 2016, anh giành HCB tại Paralympic Rio (Brazil). Tại Para Games 2017, Thanh Tùng giành 3 HCV 50m tự do, 200m tự do và 100m ngửa, phá 2 kỷ lục đại hội.
“Hồi trước, tôi sợ nhất là ăn uống không hợp, không đủ dinh dưỡng và thể lực để thi đấu. Những năm gần đây, tôi và đồng đội được Herbalife Việt Nam tài trợ dinh dưỡng nên an tâm hơn nhiều. Nhờ đó, chúng tôi có thể cải thiện thể lực và sức mạnh” - Thanh Tùng chia sẻ về nền tảng thành công. 
Bán vé số, dưỡng giấc mơ vàng 
Sinh ra trong gia đình thuần nông tại tỉnh Trà Vinh, Nguyễn Bình An sớm nhận ra sự thiệt thòi của đôi chân teo tóp từ nhỏ. Là con trai duy nhất trong gia đình đông anh em, năm 16 tuổi, anh theo người thân học nghề may và sửa điện tử. Tuy nhiên, đi đâu xin việc cũng bị chê khuyết tật, đành đi bán vé số sống qua ngày.
6 năm trời lăn bánh xe đi bán vé số đã trui rèn đôi tay Bình An chắc khỏe. Một lần tình cờ lọt vào mắt xanh của một HLV thể hình, anh được thầy thuyết phục theo con đường chuyên nghiệp. 
Đằng sau chiếc HCV của kỷ lục gia ảnh 2
Sau 2 năm tập luyện, tại giải Thể thao người khuyết tật toàn quốc năm 2010, anh giành HCV và phá kỷ lục quốc gia hạng cân 56kg. Nổi trội nhất là chiếc HCV châu Á năm 2014 khi anh đánh bại đối thủ người Trung Quốc và phá luôn kỷ lục châu Á với 179kg.
Tại Para Games 2017, Bình An tiếp tục giành HCV hạng cân 54kg. Bình An cho biết trong 2 năm qua, sau khi nhận được sự tài trợ dinh dưỡng của Herbalife, anh dồn sức tập luyện để lập thêm nhiều kỷ lục. Anh mong có thêm nhiều nhà tài trợ thể thao người khuyết tật như Herbalife Việt Nam.
Đại diện Công ty Herbalife Việt Nam chia sẻ: “Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với các VĐV, giúp cung cấp năng lượng cần thiết trước, trong và sau khi thi đấu cũng như tác động trực tiếp đến sức mạnh, độ bền, khả năng phục hồi thể lực, hiệu quả luyện tập và thành tích của các VĐV. ASEAN Para Games năm nay chính là nơi các VĐV tỏa sáng và liên tục mang về những HCV danh giá cho đất nước”.

Tin cùng chuyên mục