Hãy thể hiện mình
Trưởng bộ môn bóng chuyền (Tổng cục TDTT) Đào Xuân Chung đã xác nhận, BTC môn bóng chuyền của SEA Games 29-2017 chỉ cho mỗi quốc gia đăng ký 12 VĐV ở nội dung nam, nữ thi đấu trong nhà. Đồng nghĩa, thông lệ mới là mỗi đội được đăng ký 14 VĐV không áp dụng tại Malaysia vào tháng 8 tới đây. Đội bóng chuyền nữ Việt Nam đã lên danh sách tập huấn với 16 cầu thủ. Trước đó, đội bóng chuyền nam đã tập huấn và tập luyện cũng với 16 VĐV. Theo quy định trên, khi chốt danh sách cuối cùng, Ban huấn luyện mỗi đội nam, nữ sẽ phải loại 4 cầu thủ để chọn 12 người xứng đáng nhất.
16 VĐV nam, 16 VĐV nữ hiện tại của đội tuyển quốc gia đều là những người có chuyên môn được chọn lựa. Từng người có thế mạnh riêng. Tuy nhiên, bóng chuyền là môn tập thể nên chưa hẳn một cá nhân sẽ đủ sức gánh trọng trách cho toàn đội. Một chuyên gia lâu năm của bóng chuyền Việt Nam từng tham gia huấn luyện đội tuyển nam, nữ quốc gia đã xác nhận: “Bản thân từng VĐV phải thể hiện hết nỗ lực và sự quyết tâm. Như vậy họ mới đạt được phong độ cao nhất để cống hiến cho đội tuyển. Với người làm nghề như chúng tôi, bất kỳ ai được lên đội tuyển đều rất vinh dự”.
Trước khi danh sách đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam được phê duyệt, từng có ý kiến về những tranh chấp đi-ở. Chính thức thông tin từ nhà quản lý bộ môn (Tổng cục TDTT) và Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam là chưa công bố những điều đó. Vì thế, VĐV phải toàn tâm tránh bị xao lãng ở bên ngoài thì mới có động lực tập luyện tốt nhất. Không ai muốn lỡ chuyến tàu tới Malaysia thi đấu SEA Games 29-2017. Ban huấn luyện đội nam, nữ sẽ phải loại 4 người trong tổng 16 gương mặt được tập trung là điều không đơn giản cũng như bất kể VĐV nào (từ người trẻ cho tới VĐV nổi tiếng) hoàn toàn có thể bị loại nếu không thể hiện quyết tâm cao nhất. Ý chí vì tập thể mới quan trọng chứ không phải ở cái tôi cá nhân.
Áp lực từ nhà tài trợ?
Trước khi dự SEA Games 29-2017, đội tuyển nữ Việt Nam sẽ thử sức tại Cúp bóng chuyền quốc tế của Đài truyền hình Việt Nam (diễn ra ở Hải Dương). Đội tuyển nam sẽ đấu Cúp các CLB nam châu Á (tổ chức ở Ninh Bình, Nam Định) và giải vô địch châu Á 2017 (tại Indonesia). Các giải đấu trên được xem như đợt kiểm tra năng lực từng cá nhân, qua đó Ban huấn luyện chọn lựa người cho phù hợp với chiến thuật.
Dù vậy, điều tế nhị chưa bao giờ được đưa ra chính thức đó là áp lực nhà tài trợ về yếu tố nhân sự không hề “dễ thở”. Đơn cử, ở đội hình 16 cầu thủ nữ đã được lên danh sách tập huấn đội tuyển sắp tới, số CLB có VĐV được tập trung không nhiều. Trong 16 người, đội VTV Bình Điền Long An đóng góp 6 VĐV, Thông tin LVPB có 2 VĐV, Ngân hàng Công Thương có 5 VĐV, Hóa chất Đức Giang Hà Nội có 1 VĐV, TH Vĩnh Long có 1 VĐV, Hải Dương có 1 VĐV. Một vài doanh nghiệp có VĐV lên tuyển đợt này hiện đang là đối tác của Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam.
Toàn quyền quyết định chuyên môn vẫn do Ban huấn luyện thực hiện. Tuy nhiên, Mạnh thường quân nào cũng muốn cầu thủ ở đội bóng của mình phải có tên trên đội tuyển nên nhà quản lý không thể không xem xét. Hiện tại, 2 Ban huấn luyện của đội bóng chuyền nam, nữ Việt Nam chủ yếu được chỉ đạo từ HLV được mời tới từ các CLB. Bóng chuyền chưa có đội ngũ HLV riêng không vướng vào CLB nào và chỉ đảm trách công tác đội tuyển.
Trưởng bộ môn bóng chuyền (Tổng cục TDTT) Đào Xuân Chung đã xác nhận, BTC môn bóng chuyền của SEA Games 29-2017 chỉ cho mỗi quốc gia đăng ký 12 VĐV ở nội dung nam, nữ thi đấu trong nhà. Đồng nghĩa, thông lệ mới là mỗi đội được đăng ký 14 VĐV không áp dụng tại Malaysia vào tháng 8 tới đây. Đội bóng chuyền nữ Việt Nam đã lên danh sách tập huấn với 16 cầu thủ. Trước đó, đội bóng chuyền nam đã tập huấn và tập luyện cũng với 16 VĐV. Theo quy định trên, khi chốt danh sách cuối cùng, Ban huấn luyện mỗi đội nam, nữ sẽ phải loại 4 cầu thủ để chọn 12 người xứng đáng nhất.
16 VĐV nam, 16 VĐV nữ hiện tại của đội tuyển quốc gia đều là những người có chuyên môn được chọn lựa. Từng người có thế mạnh riêng. Tuy nhiên, bóng chuyền là môn tập thể nên chưa hẳn một cá nhân sẽ đủ sức gánh trọng trách cho toàn đội. Một chuyên gia lâu năm của bóng chuyền Việt Nam từng tham gia huấn luyện đội tuyển nam, nữ quốc gia đã xác nhận: “Bản thân từng VĐV phải thể hiện hết nỗ lực và sự quyết tâm. Như vậy họ mới đạt được phong độ cao nhất để cống hiến cho đội tuyển. Với người làm nghề như chúng tôi, bất kỳ ai được lên đội tuyển đều rất vinh dự”.
Trước khi danh sách đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam được phê duyệt, từng có ý kiến về những tranh chấp đi-ở. Chính thức thông tin từ nhà quản lý bộ môn (Tổng cục TDTT) và Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam là chưa công bố những điều đó. Vì thế, VĐV phải toàn tâm tránh bị xao lãng ở bên ngoài thì mới có động lực tập luyện tốt nhất. Không ai muốn lỡ chuyến tàu tới Malaysia thi đấu SEA Games 29-2017. Ban huấn luyện đội nam, nữ sẽ phải loại 4 người trong tổng 16 gương mặt được tập trung là điều không đơn giản cũng như bất kể VĐV nào (từ người trẻ cho tới VĐV nổi tiếng) hoàn toàn có thể bị loại nếu không thể hiện quyết tâm cao nhất. Ý chí vì tập thể mới quan trọng chứ không phải ở cái tôi cá nhân.
Áp lực từ nhà tài trợ?
Trước khi dự SEA Games 29-2017, đội tuyển nữ Việt Nam sẽ thử sức tại Cúp bóng chuyền quốc tế của Đài truyền hình Việt Nam (diễn ra ở Hải Dương). Đội tuyển nam sẽ đấu Cúp các CLB nam châu Á (tổ chức ở Ninh Bình, Nam Định) và giải vô địch châu Á 2017 (tại Indonesia). Các giải đấu trên được xem như đợt kiểm tra năng lực từng cá nhân, qua đó Ban huấn luyện chọn lựa người cho phù hợp với chiến thuật.
Dù vậy, điều tế nhị chưa bao giờ được đưa ra chính thức đó là áp lực nhà tài trợ về yếu tố nhân sự không hề “dễ thở”. Đơn cử, ở đội hình 16 cầu thủ nữ đã được lên danh sách tập huấn đội tuyển sắp tới, số CLB có VĐV được tập trung không nhiều. Trong 16 người, đội VTV Bình Điền Long An đóng góp 6 VĐV, Thông tin LVPB có 2 VĐV, Ngân hàng Công Thương có 5 VĐV, Hóa chất Đức Giang Hà Nội có 1 VĐV, TH Vĩnh Long có 1 VĐV, Hải Dương có 1 VĐV. Một vài doanh nghiệp có VĐV lên tuyển đợt này hiện đang là đối tác của Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam.
Toàn quyền quyết định chuyên môn vẫn do Ban huấn luyện thực hiện. Tuy nhiên, Mạnh thường quân nào cũng muốn cầu thủ ở đội bóng của mình phải có tên trên đội tuyển nên nhà quản lý không thể không xem xét. Hiện tại, 2 Ban huấn luyện của đội bóng chuyền nam, nữ Việt Nam chủ yếu được chỉ đạo từ HLV được mời tới từ các CLB. Bóng chuyền chưa có đội ngũ HLV riêng không vướng vào CLB nào và chỉ đảm trách công tác đội tuyển.