Trên thị trường chuyền nhượng - Mùa hè ảm đạm

Các CLB bóng đá đã không thể tránh được ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế trên diện rộng ở Tây Ban Nha. Điều đó được thể hiện qua sự ảm đạm chưa từng có trên thị trường chuyển nhượng tại La Liga và Segunda.
Trên thị trường chuyền nhượng - Mùa hè ảm đạm

Các CLB bóng đá đã không thể tránh được ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế trên diện rộng ở Tây Ban Nha. Điều đó được thể hiện qua sự ảm đạm chưa từng có trên thị trường chuyển nhượng tại La Liga và Segunda.

“Thật khó để đòi hỏi các CLB bỏ tiền tăng cường đội hình trước mùa giải mới. Cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nề buộc tất cả phải chắt chiu và tính toán kỹ lưỡng hơn cho kế hoạch mua sắm”, Toni Munoz, Giám đốc thể thao của Getafe, đề cập đến vấn đề chung mà các đội bóng Tây Ban Nha đang đối mặt khi tham gia thị trường chuyển nhượng.

Jordi Alba là bản hợp đồng lớn nhất cho đến nay.

Jordi Alba là bản hợp đồng lớn nhất cho đến nay.

Ở thời điểm hiện tại, tức hai tuần đầu tiên kể từ khi thị trường chuyển nhượng chính thức mở cửa, Toni Munoz đã mang về cho Getafe 3 tân binh. Trong đó, 2 người đến Coliseum theo dạng chuyển nhượng tự do (Lafita, Abraham), và Moya là gương mặt duy nhất buộc Getafe phải sử dụng ngân sách (2 triệu euro).

Getafe cũng là 1 trong 10 đội bóng La Liga đã bỏ tiền ra để chiêu mộ nhân sự chuẩn bị cho mùa giải mới, cùng với Barca, Valencia, Atletico, Levante, Sevilla, Bilbao, Zaragoza, Granada, Celta Vigo. Trong số này, gần một nửa chi nhiều hơn so với doanh thu từ bán cầu thủ (Barca, Getafe, Bilbao, Levante). Chỉ có Valencia là đội thực hiện kế hoạch chuyển nhượng hợp lý nhất, khi thu về 25,5 triệu euro từ việc bán cầu thủ và chỉ dùng 6,1 triệu cho mua sắm.

Tổng giá trị mà các đội đã chi tiêu chỉ là 31 triệu euro, một con số khá khiêm tốn nếu so với các giải Serie A, Bundesliga, và càng không thể sánh bằng Premier League hay Ligue 1. Chỉ riêng Chelsea ở Anh, hay gã nhà giàu mới PSG của Pháp cũng vượt trội tổng số tiền mà các CLB thuộc giải đấu cao nhất Tây Ban Nha sử dụng. Trong 31 triệu euro, riêng bản hợp đồng Jordi Alba - ngôi sao của Valencia những mùa giải vừa qua - mà Barca thực hiện đã chiếm đến 14 triệu euro.

Đội ĐKVĐ Real Madrid cho đến giờ vẫn chưa bổ sung bất kỳ nhân tố mới nào. Malaga - đội bóng từng lũng đoạn thị trường năm trước, đang sống trong nỗi lo sợ với các khoản nợ quá hạn thanh toán nên phải án binh bất động.

Sang tuần sau, rất có thể bầu không khí sẽ nóng lên, khi Real giải quyết dứt điểm vụ Luka Modric để tránh việc bị nẫng tay trên (Paris.SG, Man.United và Chelsea đều đang theo đuổi). Giá trị của tiền vệ 26 tuổi người Croatia ước tính trên dưới 40 triệu euro. Barca cũng không buông vụ Javi Martinez, dù cầu thủ của Bilbao đã xác định anh không muốn đến Nou Camp. Theo thông tin từ Catalonia, Barca sẵn sàng biến Javi Martinez trở thành trung vệ đắt giá nhất lịch sử bóng đá thế giới.

Để có được những cầu thủ cần thiết trong giai đoạn khó khăn, giải pháp chủ yếu được lựa chọn là ký kết hợp đồng với các trường hợp tự do, hoặc đi mượn. Trong 141 trường hợp chuyển nhượng được đăng ký chính thức lên LĐBĐ Tây Ban Nha, có đến 130 cầu thủ là mượn hoặc tự do.

La Liga đã buồn tẻ, Segunda còn ảm đạm hơn thế rất nhiều. Sau 2 tuần đầu kỳ chuyển nhượng, các đội Segunda mới chỉ bỏ ra tổng chi phí 1 triệu euro cho việc mua sắm tân binh. Bù lại, họ đã những có khoản doanh thu tương đối ấn tượng, lên đến 22 triệu euro từ việc bán đi những cầu thủ tốt nhất mà mình có trong mùa giải 2011-2012. 

NGỌC HUY

Cách ăn mừng bàn thắng ngộ nghĩnh của Fabio Borini.

Cách ăn mừng bàn thắng ngộ nghĩnh của Fabio Borini.

Tevez và HLV Mancini trong ngày vô địch cùng Man.City

Tevez và HLV Mancini trong ngày vô địch cùng Man.City

Tin cùng chuyên mục