Thắng – thua ở Paris 2024 nhưng không phải là… thi đấu thể thao

Các rạp chiếu phim Pháp đã có một khởi đầu lịch sử cho mùa hè, cuộc chiến của các nhà tài trợ của Thế vận hội hay chuyện ai sẽ sở hữu quả kinh khí cầu có vạc lửa Olympic là những điều có liên quan hậu Paris 2024.

Thắng – thua ở Paris 2024 nhưng không phải là… thi đấu thể thao

Rạp chiếu phim Pháp ghi nhận doanh thu bán vé tháng 7 tốt nhất trong hơn một thập kỷ, được thúc đẩy đặc biệt nhờ các bộ phim như The Count of Monte Cristo – phát hành vào ngày 28 tháng 6 – thu hút tổng cộng 5,6 triệu khán giả, trong đó có hơn 4 triệu khán giả chỉ riêng tháng 7.

Trước đó, đã có những dự báo u ám rằng Thế vận hội sẽ khiến người Pháp rời xa rạp chiếu phim. Nhưng theo số liệu được công bố trong tuần bởi Center National du Cinéma et de l'Image Animée hay CNC, số lượng khán giả đến rạp ở Pháp trong tháng 7-2024 là kỷ lục cao nhất kể từ năm 2011. Khoảng 18,71 triệu lượt xem đã được ghi nhận vào tháng trước, tăng 2,2% so với cùng kỳ 2023 vốn có các siêu phẩm như Barbie và Oppenheimer.

Theo Richard Patry, chủ tịch Liên đoàn Điện ảnh Quốc gia Pháp, không ai nghĩ điều này sẽ xảy ra. Ông nói: “Trong cả năm 2024, chúng tôi dự kiến ​​​​sẽ đạt được ít nhất là như năm 2023 (gần 183 triệu lượt đến rạp). Chúng tôi đã phải chịu đựng rất nhiều khó khăn trong vài tháng đầu tiên khi doanh thu giảm 17% trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 so với cùng kỳ năm 2023. Thật vui khi thấy chúng tôi đã trở lại đúng hướng sau cuộc khủng hoảng Covid và cuộc đình công của các nhà biên kịch Hollywood. Và nếu các vị thần điện ảnh tiếp tục mỉm cười với chúng tôi, chúng tôi có thể đạt 190 triệu vé bán ra. Chúng tôi sẽ mang về cho Pháp một huy chương khác.”

Bất ngờ thay, tác động của Thế vận hội không ảnh hưởng gì. Ông Patry giải thích: “Đúng là một số rạp ở Paris nằm gần các sự kiện Olympic đang gặp khó khăn vì đám đông quá lớn. Nếu công chúng muốn xem một bộ phim, họ sẽ tìm thời gian để đi xem, dù có Thế vận hội Olympic hay không". Một yếu tố khác có thể là thời tiết u ám vào đầu tháng 7, có thể đã thúc đẩy mọi người đến trước màn hình rạp chiếu phim.

Cuộc đua của các nhà tài trợ

Ở Thế Vận Hội Paris, không chỉ các vận động viên mới đua tranh. Bằng việc đầu tư vào không gian công cộng và truyền thông, ở mọi nơi và mọi lúc, các thương hiệu đã tạo được sự xuất hiện hình ảnh không đâu sánh bằng cùng hy vọng sẽ mang lại những tác động lâu dài đến lợi nhuận của họ.

Nhật báo Libération nhắc lại : Trận chung kết Olympic môn quần vợt nam hôm 4-8, tay vợt trẻ người Tây Ban Nha Carlos Alcaraz vừa bị Novak Djokovic đánh bại. Anh lấy tay lau nước mắt... và không quên đeo lại chiếc Rolex của mình, cổ tay cẩn thận hướng về phía máy ảnh. Hành động nhỏ này đã bị chế nhạo trên mạng xã hội, nhưng đó là phân cảnh đã được nhà tài trợ khéo léo bố trí. Bởi vì các thương hiệu, đó là những ngôi sao khác của Thế Vận Hội này, họ có ở khắp mọi nơi.

Giống như bức ảnh cỡ cực lớn của kình ngư Léon Marchand với logo LVMH bao phủ một nửa mặt tiền tòa cao ốc Montparnasse. Tờ báo cũng cho biết, tập đoàn hàng xa xỉ Pháp LVMH - nhà tài trợ chính của sự kiện - với thương hiệu Louis Vuitton và hệ thống chi nhánh Sephora của họ xuất hiện mọi chỗ, mọi nơi từ lễ khai mạc cho đến các buổi trao huy chương Thế Vận Hội. Đối với Libération, LVMH thực sự đã tìm được con gà đẻ trứng vàng ở kỳ Paris 2024.

sddefault (2).jpg

Kín đáo hơn nhưng vẫn hiện rõ là những viên pha lê thương hiệu Swarovski được nạm trên áo thi đấu của vận động viên thể dục dụng cụ người Mỹ Simone Biles. “Một cách giới thiệu tuyệt vời dành cho các công ty sử dụng hình ảnh các vận động viên và các giá trị thể thao để quảng bá bản thân”, Libération nhận xét.

Theo tờ báo, để tận dụng cơ hội này, 78 nhà tài trợ của Paris 2024 đã không tiếc tiền và họ đã làm giàu cho ngân sách của Ban tổ chức Olympic và Paralympic với mức 39% kinh phí tài trợ cho sự kiện, tương đương 1,7 tỷ EUR. Đổi lại, những đối tác hào phóng đó có thể sử dụng thương hiệu Olympic (logo Paris 2024, vòng tròn biểu tượng Olympic, v.v.). Cơ hội vàng cho những thương hiệu đôi khi chẳng liên quan gì đến thể thao, tờ báo nhận xét.

Lợi ích của các thương hiệu là rất lớn, đặc biệt là đối với thế giới xa xỉ. Tổng giám đốc của Journal du Luxe, Eric Briones cho biết : “58% người tiêu dùng truy cập trang web của một thương hiệu khi nó được giới thiệu bởi một vận động viên, so với 34% của một người có ảnh hưởng kiểu truyền thống “.

Cuộc đua giành lại chiếc vạc dầu Olympic

Vạc Olympic nhô lên trên bầu trời Paris bên dưới một quả bóng bay khổng lồ mỗi đêm đã trở thành một cảnh tượng nổi tiếng đến mức nó có thể trở thành vật cố định vĩnh viễn ở “Kinh đô Ánh sáng”.

Phiên bản độc đáo của ngọn lửa Olympic, hiện nằm trong Vườn Tuileries giữa Bảo tàng Louvre và đài tưởng niệm Concorde, là một trong nhiều sáng kiến ​​cho Thế vận hội năm nay. Vòng lửa dài bảy mét không thực sự là lửa mà được tạo thành từ những đám mây sương mù được chiếu sáng bằng tia LED, do công ty năng lượng EDF của Pháp chế tạo và sử dụng 100% năng lượng tái tạo. Ngọn lửa Olympic "thật sự" - được vận chuyển từ Hy Lạp đến Pháp - được lắp cách vạc vài bước trong một chiếc đèn lồng được che chắn bởi một tủ trưng bày.

2024-08-12_165411.png

Mỗi đêm vào lúc hoàng hôn, nó được bay lên bầu trời trong hai giờ bằng một quả bóng khí heli dài 30 mét, được phủ một lớp sơn sa tanh phản chiếu ánh sáng. Có khoảng 10.000 lượt người đến xem hàng ngày. Giờ đây, nhiều chính trị gia đang nói về việc biến chiếc vạc thành một vật có tính biểu tượng vĩnh viễn cho Paris. Quyết định này thuộc về chính phủ của Tổng thống Emmanuel Macron.

Ông nói với các phóng viên vào tuần trước rằng ý tưởng này "sẽ là giấc mơ của nhiều người" và vì thế "sẽ xem xét tất cả những điều đó vào thời điểm thích hợp".

Đó là ý tưởng được thị trưởng Paris, bà Anne Hidalgo đưa ra lần đầu tiên khi nói với đài truyền hình France 2 rằng bà "rất muốn" giữ nó. Bà nói: “Tôi không phải là người quyết định vì nó nằm trên địa điểm của Bảo tàng Louvre, thuộc sở hữu nhà nước. Vì vậy, tôi đã viết thư cho tổng thống”. Thế là có một số cạnh tranh. Người đứng đầu Vùng Paris, Valerie Pecresse, cho rằng nó có thể được chuyển đến Parc de La Villette ở rìa thành phố nếu nó không thể ở lại Tuileries.

Sự phổ biến rộng rãi của địa danh mới – với hàng nghìn người đến chụp ảnh tự sướng hàng ngày – là một điều bất ngờ đối với nhà thiết kế của nó, Mathieu Lehanneur. Ông nói với các phóng viên: “Nó khiến tôi cảm động sâu sắc, điều mà tôi không ngờ tới, hoặc ít nhất là không đến mức này. Đó là một cảnh hoàng hôn ngược: nghi thức và việc nâng cao mặt trời Olympic hàng ngày. Chúng tôi đã nghĩ về nó và thiết kế nó để có thể tái chế hoàn toàn sau Thế vận hội và hiện chúng tôi đang xem xét vận mệnh lâu dài cho nó" anh ấy nói thêm.

Tin cùng chuyên mục