SCG hướng đến Chuyển dịch Năng lượng Công bằng tại Đông Nam Á và Việt Nam

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF - World Economic Forum) vừa thành lập một cộng đồng doanh nghiệp với mục tiêu hỗ trợ Chuyển dịch Năng lượng Công bằng (Just Energy Transition) tại Đông Nam Á. Trong đó, Giám đốc Điều hành tập đoàn SCG và tập đoàn PETRONAS giữ vai trò đồng chủ tịch, nhằm thúc đẩy nỗ lực giảm phát thải carbon một cách thực tế và công bằng.
Lễ ký kết hợp tác công tư xây dựng kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường, tập đoàn SCG, Dow Việt Nam và Unilever Việt Nam
Lễ ký kết hợp tác công tư xây dựng kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường, tập đoàn SCG, Dow Việt Nam và Unilever Việt Nam

Tại hội đàm Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2023, Davos, Thụy Sĩ, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đã triển khai cuộc họp đầu tiên về Chuyển dịch Năng lượng Công bằng. Trong đó, ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của tập đoàn SCG và ông Muhammad Taufik, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của PETRONAS, được bổ nhiệm vị trí đồng chủ tịch để thúc đẩy các hoạt động chuyển dịch năng lượng tại khu vực.

Ông Roongrote Rangsiyopash cho biết: Cộng đồng là nơi các doanh nghiệp có nhiệt huyết và tầm ảnh hưởng hàng đầu, thuộc các lĩnh vực như năng lượng, tài chính, kinh doanh nông nghiệp, vật liệu, cơ sở hạ tầng và vận chuyển tại Đông Nam Á tăng cường hợp tác công tư liên vùng và quốc tế, đồng thời thúc đẩy các chương trình hành động cần thiết để tăng tốc quá trình chuyển dịch năng lượng công bằng và toàn diện.

Đối với Việt Nam, lượng phát thải carbon đang có xu hướng tăng lên rõ rệt, cụ thể, khối lượng khí thải carbon đã tăng gấp đôi trong vòng 10 năm kể từ năm 2009. Điều này đã đặt Việt Nam trong tình trạng cấp thiết phải thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng. Gần đây nhất, Việt Nam đã đạt thỏa thuận tham gia liên minh Đối tác Chuyển dịch Năng lượng Công bằng (Just Energy Transition Partnerships), thể hiện cam kết mạnh mẽ của chính phủ trong việc giảm phát thải khí nhà kính.

“Thực hiện cam kết chung toàn cầu hướng đến Phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, các quốc gia cần có những lộ trình riêng biệt cho quá trình chuyển đổi năng lượng. Bên cạnh các chương trình hành động kịp thời, hợp tác công - tư trong khu vực và quốc tế đóng vai trò cần thiết để đảm bảo tương lai năng lượng công bằng và thịnh vượng cho khu vực", ông Roongrote Rangsiyopash nhấn mạnh.

Tại Việt Nam, SCG nỗ lực cung cấp các giải pháp phù hợp và tích cực tham gia vào các hợp tác công tư để hỗ trợ triển khai những đổi mới và chia sẻ kinh nghiệm thực hành ESG nhằm giảm phát thải carbon. Đồng thời, tập đoàn cũng đóng góp tiếng nói vào các cuộc đối thoại liên ngành, liên khu vực với các đối tác, các nhà hoạch định chính sách, hiệp hội ngành và các công ty liên quan khác để thúc đẩy các tiêu chuẩn ESG.

Vào tháng 6-2022, SCG đã đồng hành với tư cách là diễn giả chính của Hội nghị khởi động xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Kinh tế Tuần hoàn của Việt Nam, do Bộ Tài nguyên - Môi trường tổ chức nhằm kêu gọi hợp tác trong lĩnh vực Kinh tế Tuần hoàn, hướng đến mục tiêu đạt Phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam vào năm 2050.

SCG cũng nắm vai trò chủ đạo trong Hợp tác công - tư đầu tiên áp dụng Kinh tế Tuần hoàn trong việc Quản lý Chất thải Nhựa - dự án hợp tác giữa SCG, Dow Việt Nam, Unilever Việt Nam và Bộ Tài Nguyên - Môi trường.

Tin cùng chuyên mục