Cựu tay vợt chuyên nghiệp người Italy năm nay đã 72 tuổi tin rằng kỷ lục sở hữu 23 danh hiệu Grand Slam của Djokovic sẽ không thể thay đổi bất cứ điều gì với cái thuật ngữ quần vợt “GOAT”, vốn được nghĩ ra để đặt cho Federer, người đàn ông đầu tiên ở trong lịch sử chạm tay vào cột mốc 20 danh hiệu Grand Slam trong quần vợt - tại Australian Open 2018.
Cựu tốp 4 thế giới miêu tả rằng, chính Federer - chứ không phải Djokovic, mới là người xứng danh vĩ đại nhất, ông đưa ra lập luận cho rằng, cuộc thảo luận - tranh cãi này nên được xác định bởi những điều khác, không phải chỉ là “thẩm mỹ” hay “số liệu thống kê” (thứ mà chắc chắn Djokovic vượt qua Federer).
Hồi năm 2018, khi Federer đạt cột mốc 20 danh hiệu Grand Slam sau ngôi vô địch ở giải Australian Open (thắng Marin Cilic trong trận chung kết dài 5 ván đấu), ở vào thời điểm đó, Nadal vẫn chỉ có 17 danh hiệu Grand Slam. Anh đạt thành tích sở hữu 18 danh hiệu Grand Slam với ngôi vô địch tại French Open 2018, diễn ra sau đó chỉ vài tháng.
Trong khi đó, đến năm 2018, Djokovic mới chỉ có 12 danh hiệu Grand Slam, và anh đạt danh hiệu thứ 13 ngay sau khi đăng quang ở Wimbledon trong cùng một năm. Khoảng cách giữa Djokovic với Nadal là rất xa, chứ chưa nói đến khoảng cách giữa anh và Federer. Nhưng giờ đây, anh là số 1, là Djokovic “độc nhất vô nhị”.
Tuy vậy, Panatta vẫn không muốn công nhận anh khi trả lời phỏng vấn ở trên Corriere della Serra: “Với tôi, chẳng có gì thay đổi cả - Roger Federer vẫn là vĩ đại nhất. Đó không phải vấn đề của thẩm mỹ. Và thậm chí cũng chẳng phải số liệu thống kê, thứ mà họ rất thích nhưng lại phải để thời gian để tìm thấy!”.
“Để tôi giải thích rõ hơn nhé - trong vài năm ông ấy chơi bóng, Borg (Bjorn Borg, huyền thoại quần vợt người Thụy Điển từng thắng 11 danh hiệu Grand Slam, ở 2 giải đấu Roland Garros và cả Wimbledon) tập trung nhiều chiến thắng ở đấu trường Grand Slam - hơn cả Djokovic, Nadal và Federer cộng lại”.
“Hãy làm như vậy đi - tất cả bọn họ đều vĩ đại cả! Không có ai là vĩ đại nhất. Mỗi người đều có một kỷ nguyên lịch sử thống trị của riêng mình. So sánh sẽ là không có nhiều ý nghĩa, đơn giản, chúng chỉ là ý tưởng bất chợt của báo chí: vợt, mặt sân, bóng, cách hiện diện trên sân đấu và cách chơi quần vợt thay đổi. Hết thảy đã thay đổi”.
Còn nếu như mà Djokovic tự nói anh vẫn là người giỏi nhất thì sao? Đứng trước câu hỏi khó khăn này, Panatta cũng cảm thấy không mấy phản cảm. Ông trả lời: “Nếu vậy, chúng ta hãy cùng chấp nhận điều đó”. Sao cũng được, chắc chắn Djokovic là vĩ đại nhất, và anh này sẽ tiếp tục chứng tỏ điều đó ở Wimbledon sắp diễn ra. Nhưng Federer vẫn vĩ đại theo cách rất riêng.
Huyền thoại quần vợt người Thụy Sĩ đã giải nghệ, nhưng vẫn dùng tên tuổi của mình giúp đỡ cộng đồng, hỗ trợ trẻ em nghèo khó khăn ở nhiều nơi trên thế giới, như là châu Phi...