Thậm chí, thể thao Việt Nam từng không ít lần đau xót chứng kiến những VĐV ưu tú của mình ra đi mãi mãi sau tai nạn trong tập luyện và thi đấu. Cử tạ, xe đạp, bóng đá, điền kinh, thể dục dụng cụ, taekwondo, karatedo, vật, bóng rổ, cầu lông, bóng chuyền… chính vì khối lượng vận động luôn rất nặng nên tiềm ẩn trong đó là nguy cơ chấn thương cao. Chưa kể những tác động từ bên ngoài cũng có thể gây ảnh hưởng gián tiếp đến sự nghiệp thi đấu đỉnh cao của VĐV.
HLV Huỳnh Hữu Chí của đội tuyển cử tạ quốc gia nhấn mạnh rằng, nếu kỹ thuật và thể lực của VĐV không đảm bảo, khả năng bị “tạ đè” hoặc gãy xương vai, chấn thương hông… sẽ rất dễ xảy ra. Để đào tạo nên một nhà vô địch thế giới như Thạch Kim Tuấn hay Trịnh Văn Vinh, những người làm chuyên môn cử tạ Việt Nam đã phải nghiên cứu kỹ lưỡng các phương pháp huấn luyện khoa học và hiện đại, một phần cũng để giúp VĐV tránh được những chấn thương đáng tiếc. Cũng theo ông Chí, cử tạ là một môn nguy hiểm thực sự và không dễ tìm kiếm nhân tố theo đuổi và tâm huyết với nghề.
Tương tự, HLV Trương Minh Sang cũng cho rằng, để đào tạo được 1 VĐV thể dục dụng cụ đã khó, thành tài và đủ sức gánh vác trọng trách thành tích ở cấp độ đội tuyển quốc gia như những tên tuổi Đỗ Thị Ngân Thương, Phan Thị Hà Thanh, Đinh Phương Thành, Lê Thanh Tùng, Phạm Phước Hưng… còn khó gấp bội.
Chấn thương và những mối đe dọa luôn rình rập các VĐV và trên thực tế, Phước Hưng hay Hà Thanh đã mang trên mình những đau đớn về thể xác với hàng loạt chấn thương cột sống, lưng, hông, cổ chân… để duy trì cho thể dục dụng cụ Việt Nam một thành tích đáng nể ở đấu trường quốc tế. Cho đến khi từ giã sự nghiệp, nhà vô địch World Cup nội dung nhảy chống Hà Thanh mới có thể tập trung cho việc chữa trị chấn thương đeo bám cô suốt cuộc đời VĐV đỉnh cao của mình.
Xe đạp cũng thường xảy ra những tai nạn trên đường đua, thành thử những chấn thương nhẹ kiểu như xây xát ngoài da là bình thường, nặng thì gãy xương vai, gãy chân và thậm chí từng có VĐV tử nạn trên đường đua như cố tay đua môn xe đạp địa hình Đỗ Xuân Tâm trước kia. HLV Trần Thôi, người chuyên đeo bám nội dung xe đạp địa hình Việt Nam, nhấn mạnh khi đã trót bước theo nghiệp đua thì kể cả HLV lẫn VĐV đều chấp nhận “sống chung với lũ”, tức là sẵn sàng đón nhận những cú té ngã đau như trời giáng bất cứ lúc nào. Cứ thử một lần chứng kiến buổi tập của các VĐV xe đạp địa hình nội dung đổ đèo mới thấy hết sự nguy hiểm mà họ đối diện ở các khúc quanh khó, đoạn đường trơn trượt…
Những môn đối kháng cá nhân như võ thuật, bóng đá, vật, bóng rổ thì mức độ dính chấn thương còn nhiều hơn và hình ảnh sơ cứu, chuyển đến bệnh viện cho các VĐV cũng xảy ra “như cơm bữa”. Dẫu có phòng ngừa, nhưng theo giới làm nghề, đấy là thực tế không thể chối bỏ nhưng lại được tính là một phần của cuộc chơi.
HLV Huỳnh Hữu Chí của đội tuyển cử tạ quốc gia nhấn mạnh rằng, nếu kỹ thuật và thể lực của VĐV không đảm bảo, khả năng bị “tạ đè” hoặc gãy xương vai, chấn thương hông… sẽ rất dễ xảy ra. Để đào tạo nên một nhà vô địch thế giới như Thạch Kim Tuấn hay Trịnh Văn Vinh, những người làm chuyên môn cử tạ Việt Nam đã phải nghiên cứu kỹ lưỡng các phương pháp huấn luyện khoa học và hiện đại, một phần cũng để giúp VĐV tránh được những chấn thương đáng tiếc. Cũng theo ông Chí, cử tạ là một môn nguy hiểm thực sự và không dễ tìm kiếm nhân tố theo đuổi và tâm huyết với nghề.
Tương tự, HLV Trương Minh Sang cũng cho rằng, để đào tạo được 1 VĐV thể dục dụng cụ đã khó, thành tài và đủ sức gánh vác trọng trách thành tích ở cấp độ đội tuyển quốc gia như những tên tuổi Đỗ Thị Ngân Thương, Phan Thị Hà Thanh, Đinh Phương Thành, Lê Thanh Tùng, Phạm Phước Hưng… còn khó gấp bội.
Chấn thương và những mối đe dọa luôn rình rập các VĐV và trên thực tế, Phước Hưng hay Hà Thanh đã mang trên mình những đau đớn về thể xác với hàng loạt chấn thương cột sống, lưng, hông, cổ chân… để duy trì cho thể dục dụng cụ Việt Nam một thành tích đáng nể ở đấu trường quốc tế. Cho đến khi từ giã sự nghiệp, nhà vô địch World Cup nội dung nhảy chống Hà Thanh mới có thể tập trung cho việc chữa trị chấn thương đeo bám cô suốt cuộc đời VĐV đỉnh cao của mình.
Xe đạp cũng thường xảy ra những tai nạn trên đường đua, thành thử những chấn thương nhẹ kiểu như xây xát ngoài da là bình thường, nặng thì gãy xương vai, gãy chân và thậm chí từng có VĐV tử nạn trên đường đua như cố tay đua môn xe đạp địa hình Đỗ Xuân Tâm trước kia. HLV Trần Thôi, người chuyên đeo bám nội dung xe đạp địa hình Việt Nam, nhấn mạnh khi đã trót bước theo nghiệp đua thì kể cả HLV lẫn VĐV đều chấp nhận “sống chung với lũ”, tức là sẵn sàng đón nhận những cú té ngã đau như trời giáng bất cứ lúc nào. Cứ thử một lần chứng kiến buổi tập của các VĐV xe đạp địa hình nội dung đổ đèo mới thấy hết sự nguy hiểm mà họ đối diện ở các khúc quanh khó, đoạn đường trơn trượt…
Những môn đối kháng cá nhân như võ thuật, bóng đá, vật, bóng rổ thì mức độ dính chấn thương còn nhiều hơn và hình ảnh sơ cứu, chuyển đến bệnh viện cho các VĐV cũng xảy ra “như cơm bữa”. Dẫu có phòng ngừa, nhưng theo giới làm nghề, đấy là thực tế không thể chối bỏ nhưng lại được tính là một phần của cuộc chơi.