Tuần qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào học bơi an toàn, phòng, chống đuối nước tại Đà Nẵng. Thực tế, việc tổ chức các lớp phổ cập về kỹ thuật bơi đặc biệt là việc phòng, chống, đuối nước cho học sinh ở các cấp tiểu học là không dễ dàng. Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo chia sẻ rằng các cơ sở giáo dục đã và đang cố gắng đưa ra nhiều chương trình tổ nhằm tổ chức dạy bơi, phòng, chống đuối nước nhưng nhiều chương trình chưa thể thực hiện hiệu quả sâu rộng và con số đưa ra mới chỉ có khoảng 30% học sinh phổ thông trên cả nước là có kỹ năng về bơi.
Trong trao đổi ngày 21-6 vừa qua, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT – bà Lê Thị Hoàng Yến cho biết, về mặt quản lý Nhà nước của lĩnh vực thể thao, Tổng cục TDTT sẽ tiếp tục triển khai Chương trình Bơi an toàn phòng chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2021-2030 của ngành VH-TT-DL.
Ghi nhận thực tế, tại các điểm trưởng học công lập trong cả nước cũng như tại nhiều địa phương lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng... khó tìm được một trường học có hồ (bể) bơi tại trường. Đây là một điều không thể. Một số trường học dân lập với quỹ đất được xây dựng theo chương trình dậy học kết hợp cơ sở hạ tầng phục vụ giáo dục thể chất là có hồ bơi nhưng con số rất ít. Do vậy, muốn con em mình biết bơi hoặc làm quen với nước, nhiều bậc phụ huynh phải đăng ký các lớp học bơi dịch vụ, theo nhu cầu ở các điểm dạy gần nơi mình sinh sống.
Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội bơi Việt Nam – ông Đinh Việt Hùng từng phân tích. “Nếu không có cơ sở vật chất cố định về hồ bơi, chúng ta vẫn có những phương cách về mô hình phổ cập bơi hiệu quả. Đơn cử, ngành Giáo dục đưa vào các hồ (bể bơi) di động. Chúng tôi đã trực tiếp làm việc về lớp phổ cập bơi chống đuối nước tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang và ở đây làm rất tốt mô hình đưa hồ (bể) bơi di động tập cho trẻ em. Hay tại tỉnh Đắk Lắk, nơi có nhiều sông hồ thì Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã kết hợp với các điểm trường tổ chức các lớp bơi chống đuối nước thu hút đông học sinh tham gia”.
Trong công tác hoạt động ở năm 2022, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có sự kết hợp cùng các nguồn lực xã hội hóa đã lên kế hoạch sẽ xây dựng và khai trương 15 hồ (bể) bơi phòng chống đuối nước cho học sinh, sinh viên tại các điểm ở Hà Giang, Hưng Yên, Hà Hội, Hòa Bình, Hải Phòng, Ninh Bình, Lào Cai, Gia Lai, Đắk Nông, Bình Thuận, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Quảng Bình, Thanh Hóa. Tại ngày 25-6 vừa qua, UBND thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương) đã tổ chức ngày phát động toàn dân tập luyện môn bơi, phòng chống đuối nước trẻ em tại địa phương và thu hút 120 VĐV là các học sinh trên địa bàn tham gia bơi hưởng ứng.
Rất nhiều câu hỏi đã đặt ra rằng, sau khi không rời đội tuyển bơi Việt Nam, kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên phải chăng đã hết mặn mà với bơi lội? Câu trả lời là không. Ánh Viên vẫn tập luyện và bơi cùng đơn vị chủ quản Trung tâm TDTT Quốc phòng 4 và ngoài ra cô còn là một giáo viên dạy bơi các em nhỏ tại “Ánh Viên Swim Club” của mình. “Cam kết 100% biết bơi sau khóa học”, đó là khẳng định của Ánh Viên về chất lượng giảng dậy ở câu lạc bộ bơi của mình. Nằm trên đường Đỗ Xuân Hợp tại Quận 9 (TPHCM), lớp bơi của câu lạc bộ “Ánh Viên Swim Club” luôn thu hút đông đảo bảo nhỏ tới tập luyện và được chính kình ngư nữ số 1 Việt Nam hướng dẫn những động tác cơ bản nhất.
Dĩ nhiên, không chỉ tập cho các em nhỏ làm quen với bơi, cô giáo Ánh Viên còn huấn luyện những bạn nhỏ có tốt chất đã thi đấu giải thiếu nhi thành phố Thủ Đức lần 1-2022 vừa qua và có người đã giành được HCV cùng một số kết quả huy chương ở các nhóm tuổi 6-7, 8-9. Tôn chỉ mục đích duy nhất mà những người dậy bơi ở đây, trong đó có cựu tuyển thủ Nguyễn Thị Ánh Viên, đó là mang lại niềm đam mê bơi cho trẻ nhỏ cũng như dậy trẻ kỹ năng làm quen với thể chất dưới nước ngay từ tuổi nhỏ nhất.