Miami Open 2017: Đường lên "thiên đàng"

Johanna Konta đã có danh hiệu lớn nhất trong sự nghiệp, làng quần vợt nữ Anh quốc cũng có nhà vô địch đơn nữ đầu tiên ở đấu trường Key Biscayne – Miami Open (và là đại biểu đến từ Anh quốc thứ 2, sau Andy Murray). Cả Konta lẫn làng quần vợt nữ Anh quốc đang bước những bước đi đầu tiên để dạo bước lên "thiên đàng". Chiến thắng rạng sáng  2-4 trước Caroline Wozniacki không hề bất ngờ, cũng không chấn động, mà là một kết cục vô cùng hợp lý, và cũng là một sự khẳng định rất rõ ràng về thực lực thật sự của Konta.

Johanna Konta đã có danh hiệu lớn nhất trong sự nghiệp, làng quần vợt nữ Anh quốc cũng có nhà vô địch đơn nữ đầu tiên ở đấu trường Key Biscayne – Miami Open (và là đại biểu đến từ Anh quốc thứ 2, sau Andy Murray). Cả Konta lẫn làng quần vợt nữ Anh quốc đang bước những bước đi đầu tiên để dạo bước lên "thiên đàng". Chiến thắng rạng sáng  2-4 trước Caroline Wozniacki không hề bất ngờ, cũng không chấn động, mà là một kết cục vô cùng hợp lý, và cũng là một sự khẳng định rất rõ ràng về thực lực thật sự của Konta.

Johanna Konta với chiếc cúp vô địch Miami Open

Sau Miami Open, tay vợt 25 tuổi sinh ra ở Sydney sẽ vươn lên hạng 9 thế giới. Đó là cả một bước tiến dài, rất dài, của một “đóa hoa nở muộn” như Konta. Cuối mùa giải 2014, cô vẫn là một tay vợt vô danh xếp hạng 150 thế giới. Cuối mùa giải 2015, cô vươn lên vị trí thứ 47 trên bảng điểm của WTA. Còn cuối mùa giải bùng nổ hồi năm ngoái, mùa giải 2016, Konta đã lọt vào tốp 10 thế giới, và trở thành tay vợt Anh quốc đầu tiên tạo nên một kỳ tích tương tự kể từ thời của “tiền bối” Jo Durie hồi năm 1984. Cả một quãng đường hành trình của Konta, tuy rất xa và rất lâu, lâu hơn hẳn quá trình thành công của nhiều tay vợt nữ chuyên nghiệp khác, nhưng cũng như những gì đã xảy ra với Angelique Kerber, nó nhắc nhở cho người ta thấy rằng, nếu vẫn tiếp tục cố gắng, nỗ lực, nếu vẫn tiếp tục kiên trì, nếu vẫn tiếp tục chiến đấu không ngừng, thì rồi bạn cũng sẽ thành công, cũng sẽ biến quãng đường đầy chông gai thông thường mỗi ngày trở thành một con đường màu xanh, màu xanh của hy vọng, hoặc là một con đường đầy màu hồng – đường lên thiên đàng!

Khi Wozzy đã thành danh khắp WTA, Konta vẫn còn là một cô gái trong bóng tối, dù cả 2 tay vợt này đồng trang lứa với nhau (Wozzy sinh năm 1990, Konta sinh năm 1991). Khi Wozzy trở thành “Nữ hoàng của WTA” hồi năm 2010, Konta vẫn đang lặn lội thi đấu ở những giải đấu kém tiếng có tổng tiền thưởng trị giá 50.000 USD thuộc hệ thống của ITF. Ở thời điểm đó, người ta vẫn đang kỳ vọng Wozzy tạo ra một sự đột biến, giành được danh hiệu Grand Slam đình đám, nhưng cuối cùng, những danh hiệu lớn nhất mà tay vợt xinh đẹp người Đan Mạch giành được là các giải Premier Mandatory – Beijing (giải China Open) 2008 và Indian Wells 2012. Nhiều người nghĩ rằng, Wozzy đã thật sự sa sút sau khi chia tay golf thủ Rory McIlroy, nhưng thực chất thì, Wozzy không có tố chất của một tay vợt lớn thật sự. Rốt cuộc, cô cũng chỉ là một tay vợt thuộc hàng… “mỹ nhân” có tài nghệ vượt hơn một số người

Ngược lại, ở sự trưởng thành thần tốc của Konta, người ta nhìn thấy một vóc dáng to lớn đang thật sự vươn mình, trỗi đậy đầy mạnh mẽ. Mới hồi năm ngoái, cô đã lọt vào trận chung kết Premier Mandatory đầu tiên ở Beijing, và để thua Agnieszka Radwanska, thì hôm nay, cô đã lọt đến trận chung kết Premier Mandatory thứ 3 trong đời, và đã giành được danh hiệu này lần đầu tiên trong sự nghiệp. Phía trước của Konta, phải chăng, chính là danh hiệu Grand Slam đình đám đầy hứa hẹn?

Sau 11 năm lăn lộn với sự nghiệp quần vợt chuyên nghiệp đầy chông gai, thách thức và vô vàn đắng cay, cuối cùng thì Konta cũng đã giành được danh hiệu lớn nhất trong đời. Và điều quan trọng là, đó lại chính là cánh cửa đầy hứa hẹn để cô mở toang một thế giới đầy màu sắc, đầy niềm tin ở phía trước. Konta tâm sự: “Tôi nghĩ, sự tin tưởng vẫn luôn hiện diện ở đó khi tôi còn là một cô gái nhỏ nhắn và bé bỏng. Mỗi chuyến hành trình của một người đều khác nhau. Tôi cần một khoảng thời gian dài hơn một chút và thêm chút kinh nghiệm tích lũy kiến thúc để có thể tái áp dụng lại chúng trong những trận đấu của mình. Tôi đang chơi thứ quần vợt rất thông minh và điềm tĩnh, tôi nghĩ là như vậy. Điều đó cần phải có thời gian. Trên giấy tờ, những biến chuyển chóng mặt về thứ hạng trên bảng điểm của tôi, nó giống như là một bước ngoặt cực kỳ nhanh chóng, nhưng trên thực tế, nó lại cần có một khoảng thời gian dài chuyển đổi đến vị thế ngày hôm nay. Liệu tôi có thể tiến xa như thế nào trên bảng điểm xếp hạng ư, liệu tôi có giành được một danh hiệu Grand Slam nào hay không ư? Tôi nghĩ rằng, niềm tin cũng vẫn đang còn ở đó và rằng tôi rất muốn trở thành tay vợt giỏi nhất thế giới. Nhưng vẫn còn rất nhiều việc để làm, từ bây giờ cho đến sau này”.

ĐỖ HOÀNG

Tin cùng chuyên mục