Những kỳ tích của tuổi trẻ
Năm nay mới 15 tuổi 6 tháng, nhưng Kostyuk đang khiến cho cả thế giới phải ngước nhìn. Với chiến thắng có điểm số 6-3, 7-5 trước tay vợt của nước chủ nhà là Olivia Rogowska ở vòng 2, và với cả những thành tích trước đó ở Melbourne Park, Kostyuk đã và đang lập ra hàng loạt kỷ lục ấn tượng mới trong sự nghiệp cực kỳ non trẻ của mình:
Năm nay mới 15 tuổi 6 tháng, nhưng Kostyuk đang khiến cho cả thế giới phải ngước nhìn. Với chiến thắng có điểm số 6-3, 7-5 trước tay vợt của nước chủ nhà là Olivia Rogowska ở vòng 2, và với cả những thành tích trước đó ở Melbourne Park, Kostyuk đã và đang lập ra hàng loạt kỷ lục ấn tượng mới trong sự nghiệp cực kỳ non trẻ của mình:
-Tay vợt trẻ tuổi nhất lọt vào vòng đấu chính của một kỳ giải Grand Slam, kể từ thời của Cecil Karatancheva hồi năm 2005
-Tay vợt trẻ tuổi nhất thắng một trận đấu ở Australian Open, kể từ thời của Martina Hingis hồi năm 1996
-Tay vợt trẻ tuổi nhất thắng một trận đấu ở đấu trường Grand Slam nói chung, kể từ thời của Catherine Bellis ở US Open hồi năm 2014
-Tay vợt trẻ tuổi nhất lọt đến vòng 3 đấu trường Grand Slam, kể từ thời của Mirjan Lyuchich hồi năm 1997
Tuổi trẻ tươi tắn của Marta Kostyuk
“Bất khả chiến bại” ở Melbourne Park
Ở Australian Open, Kostyuk đang sở hữu chuỗi thành tích 11 trận thắng liên tiếp – và đương nhiên là, chuỗi thành tích này hiện diện ở những cấp độ khác nhau. Hồi năm ngoái, cô đã giành 6 trận toàn thắng để trở thành nhà vô địch trẻ của Úc mở rộng (và cũng là nhà vô địch trẻ tuổi nhất ở đấu trường Grand Slam trẻ tính từ năm 2008 cho đến nay). Ở mùa giải năm nay, cô đã trải qua 3 trận thắng ở vòng loại và giờ đây là thêm 2 trận thắng ở vòng đấu chính – cô đã thắng tay vợt hạng 25 thế giới người Trung Quốc – Shuai Peng – với điểm số 6-2 và 6-2 trong trận đấu ở vòng đầu tiên..
Marta nói rằng, ở Australian Open, đơn giản cô cảm thấy “bất khả chiến bại”: “Ngôn ngữ cô thể của tôi giúp tôi tin rằng, ở đây tôi có thể làm bất kỳ điều gì mà tôi muốn”. Tuy vậy, trước mặt cô là một rào cản rất lớn, tay vợt đàn chỉ đồng hương Elina Svitolina – người đã trải qua mùa giải 2017 cực kỳ thành công với 5 danh hiệu (là tay vợt sở hữu nhiều danh hiệu nhất trong mùa giải năm ngoái) và cũng đang có phong độ rất ấn tượng ở giải đoạn đầu mùa này (mới vừa đăng quang ở Brisbane International). Đối mặt với một người như Elina, rất khó để Kostyuk giành được trận thắng thứ 12 liên tiếp…
Kostyuk đang có thành tích "bất khả chiến bại" ở Australian Open
Từng không thích quần vợt
Mẹ của Marta, bà Talina Beyko cũng từng chơi quần vợt cho Ucraina trong giai đoạn thập niên 1990. Khi Kostyuk còn nhỏ, bà đã giải nghệ va chuyển sang làm HLV, nên hiếm có thời gian gặp gỡ cô con gái cưng của mình. Vì muốn được gặp mẹ thường xuyên, cô bé 4 tuổi đã quyết theo đuổi quần vợt dù ở thời điểm đó, bé Marta rất ghét môn thể thao này.
Bên cạnh quần vợt, Kostyuk còn chơi thêm môn thể dục nhào lộn và cô bé từng giành ngôi hạng 4 chung cuộc ở giải VĐQG Ucraina. Với quần vợt, Marta chỉ thật sự tập trung khi bước sang tuổi 11, vì bị trầm cảm bởi những áp lực liên tục. Và thực tế thì, ở thời điểm đó, quần vợt không phải niềm đam mê của Kostyuk: “Tôi chưa bao giờ thích quần vợt. Chưa bao giờ! Tôi nhớ, trong bản câu hỏi của WTA, có một câu hỏi về kỷ niệm đầu tiên với quần vợt, và tôi đã viết về việc tôi giận dữ với mẹ tôi đến mức nào khi ném những đường bóng không chính xác về phía tôi. Đó là kỷ niệm khác biệt đầu tiên: “Mẹ ơi! Ném sai rồi! Bởi vì mẹ, con không thể bước vào sân đấu”. Khi đó tôi mới 4 hay 5 tuổi gì đó”.
Thời ấu thơ, Kostyuk sẵn sàng bùng nổ giận dữ vì bất cứ thứ gì, ngay cả với những chuyện nhỏ nhặt nhất, những sai lầm bé tí và luôn nhận lấy những thách thức như là tấn bi kịch. Hồi năm 2015, cô thậm chí còn từ bỏ thể thao trong nhiều tuần lễ, chỉ bởi vì cô đã bị loại ngay ở vòng 1 của 2 giải đấu liên tiếp. Chỉ sau chiến thắng trước Rogowska mới đây, cô mới thừa nhận, quần vợt chẳng quá tệ hại như những gì cô đã suy nghĩ: “Giờ đây, tôi bắt đầu có được niềm vui. Ít nhất là như vậ”.
Rời khỏi giải trẻ, tiến lên hệ chuyên nghiệp
Kostyuk sẽ không tiếp tục gắn bó với hệ giải trẻ nữa. Với thành tích ở Australian Open 2018, cô đã cú đủ dũng khí và trải nghiệm để tiến lên thi đấu ở hệ giải WTA Tour. “Ở hệ giải chuyên nghiệp, đó là một công việc cực nhọc thật sự. Bạn phải làm việc tận hiến, phải nỗ lực hết sức mình, tìm lại những đồng tiền đã đầu tư. Nó đều có giá trị”.
Đến thời điểm này, Kostyuk đã kiếm được 142 ngàn USD, nhiều hơn 20 lần so với khoản tiền mà cô kiếm được trước đây. Và cô cũng sẽ “phá bỏ” kỷ lục xếp hạng 391 thế giới của mẹ cô, khi chắc chắn leo vào tốp 250 thế giới sau khi giải đấu ở Melbourne Park kết thúc.
Nhưng vẫn có những giới hạn dành cho các tay vợt trẻ. Cô sẽ chỉ chơi nhiều lắm là 12 giải đấu chuyên nghiệp trong mùa này và mùa sau, khi cô bước sang tuổi 16 – giới hạn tăng lên thành 16 giải đấu. Đó là quy định giới hạn về số lượng giải đấu dành cho lứa tuổi vẫn còn đang phát triển như của Marta, cho đến khi nào cô bước sang tuổi 18. Đương nhiên, Kostyuk không hài lòng: “Tôi sẽ chỉ chơi 16 giải đấu, và sau đó là 20. Như vậy là rất khó”. Nhưng cái gì cũng có luật lệ của nó…
Trên con đường nối gót Hingis
Hồi năm 1996, ở độ tuổi gần tương tự (15 tuổi 4 tháng), Hingis đã trở thành tay vợt trẻ nhất giành được một chiến thắng ở đấu trường Australian Open. Hingis thậm chí đã phiêu lưu đến tận vòng đấu tứ kết và được thừa nhận là “tương lai của làng quần vợt nữ thế giới”. Cũng trong năm đó, Hingis thắng Grand Slam đầu tiên, ở giải đôi nữ và đúng 1 năm sau, cô thắng Grand Slam đơn đầu tiên, cũng tại Australian Open.
Sự tươi tắn của Kostyuk rất giống Hingis thủa nào
Người ta không chắc Kostyuk sẽ lập lại kỳ tích này, vì WTA Tour ngày hôm nay là khốc liệt hơn rất nhiều. Người ta thậm chí còn không chắc Kostyuk có thể vượt qua Elina hay là không. Nhưng con đường mà “Nữ tướng 15 tuổi” này đang đi, mang hơi hướm tuổi trẻ Hingis ngày nào, và nó đang là nguồn cảm hứng cho nhiều khán giả theo dõi Australian Open 2018…