Không thể theo vết xe đổ

Lần cuối cùng mà Man.United mua một cầu thủ đang có đẳng cấp hàng đầu thế giới là khi nào? Rất dễ trả lời: Van Persie từ Arsenal ngay khi mùa bóng sắp bắt đầu. Thế nhưng trước đó là ai? Không dễ dàng để đưa ra lời giải đáp, kể cả những người am hiểu Man.United. Đó có thể là Owen năm 2009 hay Berbatov năm 2007 hay thậm chí là Carloz Tevez từ West Ham trước đó 1 năm.

Man.United và trường hợp ra đi của De Gea

Lần cuối cùng mà Man.United mua một cầu thủ đang có đẳng cấp hàng đầu thế giới là khi nào? Rất dễ trả lời: Van Persie từ Arsenal ngay khi mùa bóng sắp bắt đầu. Thế nhưng trước đó là ai? Không dễ dàng để đưa ra lời giải đáp, kể cả những người am hiểu Man.United. Đó có thể là Owen năm 2009 hay Berbatov năm 2007 hay thậm chí là Carloz Tevez từ West Ham trước đó 1 năm.

Không thể theo vết xe đổ ảnh 1



Nếu bạn không bất ngờ về việc Man.United hiếm khi mua một ngôi sao nào trên thị trường thì cũng đừng thắc mắc vì sao công tác chuyển nhượng của Man.United kể từ sau khi Sir Alex Ferguson ra đi lại vất vả đến như vậy cho dù họ đã bỏ ra vô số tiền, phá nhiều kỷ lục mua sắm của CLB chỉ trong vòng 2 năm qua, từ hợp đồng với Mata cho đến kỷ lục dành cho Di Maria. Tốn tiền nhưng thực tế thì những người mà Man.United mua đều bị CLB cũ “thải” ra.

Đâu là nguồn gốc của sự việc. Nhiều người cho rằng, nó xuất phát từ việc bán Ronaldo cho Real Madrid hồi mùa hè 2009. Bản hợp đồng trị giá 80 triệu bảng ấy đem lại khoảng lợi nhuận lên đến 60 triệu bảng cho Man.United nhưng thay thế Ronaldo, ông Ferguson mua cùng lúc 3 cầu thủ: Valencia, Owen và Obertan gần như miễn phí. Vài ngày sau khi Ronaldo ra đi, Carlos Tevez cũng ký hợp đồng 5 năm với Man.City dù đã 2 năm cống hiến theo dạng cho mượn tại sân Old Trafford. Kể từ đó, hàng chục cái tên được nhắc đến, thậm chí là được chính ông Ferguson mở miệng như Robben, Sneijder, Benzema …nhưng điểm chung là họ không hề đến sân Old Trafoord mãi cho đến khi ông Ferguson đưa về Van Persie, người mà như đã biết, chỉ thi đấu tốt có 1 mùa giải.
***
Sẽ không ai bình phẩm gì chiến lược chuyển nhượng của Man.United bởi ở thời điểm đó và cả trước nữa, sự thành công của Man.United là một bảo chứng không thể chối cãi. Cầu thủ chỉ tỏa sáng tại Man.United và sau đó ra đi, không có ai thực sự là tài danh thế giới trước khi đến Old Trafford. Man.United của thời Alex Ferguson đứng ngoài các quy luật chuyển nhượng.

Nhưng ở trường hợp của De Gea đang chuẩn bị chuyển sang Real Madrid thì thời thế đã thay đổi hoàn toàn. Man.United biết là không giữ được thủ thành người Tây Ban Nha nhưng họ cố gắng trì hoãn chỉ vì muốn Real “đính kèm” bản hợp đồng cái tên Benzema. Đàm phán với ai thì dễ chứ Real thì vô cùng khó. Họ sẽ có De Gea nhưng không nhường Benzema, thậm chí còn trả lại cho Man.United tiền đạo Chicharito đã mượn hồi mùa trước.

Sự ra đi của De Gea khiến Man.United chao đảo. Không phải vì họ thiếu người thay thế, vấn đề là Man.United để lộ một điểm yếu chết người đó là gần như không có uy quyền trên thị trường chuyển nhượng. Những cầu thủ mà họ muốn mua, vốn đã bắn tiếng từ mùa hè trước, vậy mà đến nay vẫn chưa có ai gật đầu. Một đội bóng hùng mạnh, có giá trị thương hiệu lớn nhất thế giới nhưng lại không luôn có ưu thế trên bàn đàm phán thì quả là một nghịch lý. Người ta có thể kể chục cái tên sẽ ra đi bất kỳ lúc nào nhưng chẳng thể khẳng định ai sẽ đến 100% cả. Thậm chí, tờ Manchester buổi chiều còn tiết lộ, mục tiêu số 1 của Man.United hiện nay là … Morgan Schneiderlin của Southampton chứ chẳng phải Pogba, Schweinsteiger hay Ilkay Gundogan.

150 triệu bảng ở mùa hè trước, sẵn sàng chi thêm 200 triệu cho mùa hè này, trước đó đã chi gần 80 triệu bảng dưới thời David Moyes nhưng cho đến nay, Man.United vẫn có một đội hình thiếu chất lượng, mất cân bằng và đa số đều có thể được bán đi không một chút tiếc nuối.

Đấy là lý do mà những tờ báo thân Man.United đều kêu gào các ông chủ Man.United đừng để một trường hợp như Ronaldo xảy ra với trường hợp De Gea hiện nay. Man.United hiện nay đâu còn của “người cha già” Alex Ferguson nữa.

Đăng Linh

Tin cùng chuyên mục