Không có bất ngờ mới lạ!

Tây Ban Nha chính thức bị loại sau khi thua cả 2 trận đầu tiên. Đấy hẳn nhiên là một bất ngờ đáng kể trên trận địa bóng đá nam tại Olympic 2012. Nhưng đấy chưa chắc là bất ngờ duy nhất ở vòng đấu bảng. Sau khi thắng trận ra quân, đội mạnh Uruguay (có Luis Suarez và Edinson Cavani) cũng phải đối diện nguy cơ bị loại vì trận thua Senegal 0-2 (phải thắng chủ nhà Vương quốc Anh, Uruguay mới mong lọt vào tứ kết).
Không có bất ngờ mới lạ!

Tây Ban Nha chính thức bị loại sau khi thua cả 2 trận đầu tiên. Đấy hẳn nhiên là một bất ngờ đáng kể trên trận địa bóng đá nam tại Olympic 2012. Nhưng đấy chưa chắc là bất ngờ duy nhất ở vòng đấu bảng. Sau khi thắng trận ra quân, đội mạnh Uruguay (có Luis Suarez và Edinson Cavani) cũng phải đối diện nguy cơ bị loại vì trận thua Senegal 0-2 (phải thắng chủ nhà Vương quốc Anh, Uruguay mới mong lọt vào tứ kết).

Các CĐV Honduras ở Tegucigalpa ăn mừng thắng lợi của đội nhà trước Tây Ban Nha.

Các CĐV Honduras ở Tegucigalpa ăn mừng thắng lợi của đội nhà trước Tây Ban Nha.

Với thể lệ không giống bất kỳ giải đấu nghiêm túc nào, bóng đá Olympic thật sự là một loại hình bóng đá kỳ lạ, không thể dùng những lập luận chuyên môn thông thường để lý giải. Chẳng hạn, chắc chắn không có hệ thống đấu pháp nào, khi mà một đội bóng dự Olympic chỉ được tập trung một cách ngẫu nhiên vài ngày trước giải, và sau khi dự giải thì đương nhiên giải tán, chắc chắn không bao giờ cùng nhau thi đấu lần nữa (người ta thậm chí còn không biết chắc các cầu thủ được mời dự Olympic có gật đầu hay không). Xây dựng hệ thống đấu pháp làm gì trong hoàn cảnh như thế?

Vì đã không có một hệ thống đấu pháp xuyên suốt ngay từ đầu, nên những gì thuộc về cá nhân đều trở thành yếu tố quan trọng trên trận địa Olympic. Tây Ban Nha là một trong hai đội mạnh nhất giải, với rất nhiều tên tuổi lớn như Juan Mata, Jordi Alba, Javi Martinez hoặc De Gea. Nhưng họ lại chơi theo con đường đồng đội (muốn khác cũng chẳng được, vì cách chơi phổ biến hàng chục năm nay trên sân cỏ Tây Ban Nha luôn là như vậy). Có thể Tây Ban Nha thất bại vì họ không thể phát huy giá trị cá nhân. Vẫn như mọi khi, đội này luôn chiếm ưu thế áp đảo về thời gian giữ bóng và tấn công liên tục, nhưng cách chơi dựa vào kỹ thuật của Tây Ban Nha trở nên vô nghĩa khi không có sự nhuần nhuyễn ở hàng công.

Trên lý thuyết, phòng thủ luôn là việc dễ làm hơn tấn công. Thế nên, khi người ta không thể hướng đến một sự nhuần nhuyễn ở hàng công, thì việc ưu tiên cần làm ở đấu trường Olympic là tổ chức phòng thủ chặt chẽ. Đây là con đường dẫn Nhật Bản và Honduras đến các chiến thắng bất ngờ trước Tây Ban Nha - thắng nhờ hơn ở hàng thủ là chính. Và đây cũng là cơ sở để giới chuyên môn nhận định khả năng bất ngờ sẽ tiếp tục ập xuống Brazil trong giai đoạn knock-out. Thắng cả 2 trận đầu tiên, Brazil sớm lọt vào vòng tứ kết và trở thành ứng cử viên vô địch sáng giá nhất, khi Tây Ban Nha đã bị loại. Nhưng trong cả 2 trận thắng vừa qua, Brazil đều bộc lộ vấn đề nơi hàng thủ của họ.

Có một điểm lạ: đấu trường Olympic đang cho thấy một thứ bóng đá khá “hiền” (cho dù trận Tây Ban Nha - Honduras có đến 13 thẻ vàng). “Hiền” ở chỗ, rất hiếm thấy các tình huống ăn vạ, tranh chấp quyết liệt hoặc phá bóng từ xa để nhanh chóng dập tắt pha tấn công của đối phương. Thời gian bóng lăn trong trận Tây Ban Nha - Honduras lên đến 68 phút trong khi thời gian bóng lăn ở trận Tây Ban Nha - Nhật Bản là 72 phút. Trong loại hình bóng đá “thực” của EURO, World Cup hoặc Champions League, có được 60 phút bóng lăn đã là quá nhiều rồi! Phải chăng vì thế mà bất ngờ dễ xảy ra tại đấu trường Olympic? Người xem có cảm giác, bóng đá đã trở lại với nguyên mẫu của nó tại Olympic: trước tiên, đấy cứ phải là một trò chơi. Riêng trong môn bóng đá tại Olympic, chẳng ai chơi bóng với tâm lý sợ thua.

Tây Ban Nha thua liền 2 trận và tan vỡ giấc mơ Olympic? Ừ thì cũng được, có sao đâu. Chẳng lẽ HLV Luis Milla sợ bị sa thải?

Tiền vệ Honduras Mario Martinez (phải) đi bóng qua Koke (Tây Ban Nha).

Tiền vệ Honduras Mario Martinez (phải) đi bóng qua Koke (Tây Ban Nha).

Bảo Huy

Tin cùng chuyên mục