Mọi sự chú ý hầu như tập trung vào “Trận Đại chiến Tân - Cựu”, giữa một bên là đại diện tiêu biểu của “Lứa trẻ”, người sở hữu 3 danh hiệu Grand Slam gần đây nhất - tay vợt trẻ người Nhật Bản Osaka, và ở bên kia là “Đại tỷ” Serena - người đang vẫn kiên trì theo đuổi tham vọng giành được ngôi vô địch Grand Slam thứ 24…
Nếu như Osaka được xem là sự vận động phát triển mới của WTA, làn sóng tươi mới từ các tay vợt trẻ trung, Serena vốn là “Thế lực to lớn xưa cũ”, vẫn muốn gây ảnh hưởng lớn lao ở trong làng quần vợt nữ thế giới. Cuộc đụng độ giữa Osaka và Serena, đã ân oán dây dưa từ khi “đàn chị” người Mỹ để thua ở US Open 2018.
Tuy vậy, kết quả của trận đấu diễn ra vào trưa hôm nay đã nói một thực tế: Serena đã hết thời, và đây là thời của những tay vợt tươi tắn và trẻ trung, đơn cử như là Osaka. Đánh bại “đàn chị” với điểm số quá thuyết phục sau 2 ván đấu là 6-3, 6-4, Osaka có cơ hội thắng Grand Slam thứ 4, còn Serena lại chia tay con số: 24.
Nhưng trong quần vợt (cũng như trong thể thao, trong cả bóng đá, không có chữ “Nếu”). Osaka cứu nguy cơ thua break-point và rút ngắn điểm số xuống còn 1-2, sau đó, cô lại tận dụng cơ hội thăng break-point để cân bắng điểm số 2-2. Từ đây trở đi, người ta không còn nhận ra Serena, như những gì người ta từng chứng kiến suốt 3 năm vừa qua (sau khi Serena vô địch Australian Open 2017, cô đã dần trở nên “hết thời”, khi trắng tay các danh hiệu Grand Slam đình đám).
Ở game đấu thứ 6, Osaka tiếp tục thắng break-point và vượt lên dẫn trước 4-2. Điểm số bản lề này là nền tảng để có kết thúc ván đầu tiên với cách biệt 2 game đấu. Ở ván đấu thứ 3, Osaka thắng break-point sớm để dẫn 1-0. Dù sau đó Serena gỡ 4-4, Osaka vẫn tận dụng break-point cuối cùng để dẫn trước 5-4, trước khi khép lại ván đấu với chiến thắng tuyệt đối ở cả 4 điểm số trong game đấu thứ 10 quyết định (dẫn 15-0, 30-0, 40-0 và thắng điểm thứ 4, cũng là match-point).
Osaka hào hứng chia sẻ khi lọt đến trận chung kết Grand Slam thứ 4 trong sự nghiệp vốn còn rất non trẻ (trước đó, cô đã thắng tuyệt đối khi góp mặt ở cả 3 trận chung kết Grand Slam là US Open 2018, Australian Open 2019 và US Open 2020): “Tôi luôn có thứ tâm lý đó, rằng người ta sẽ chẳng bao giờ nhớ đến những người xếp vị trí Á quân. Có thể các bạn nhớ, nhưng mà cái tên của người giành chiến thắng vẫn luôn khắc sâu vào tâm khảm”.
Đối thủ của Osaka ở trận chung kết dự kiến sẽ diễn ra vào chiều thứ Bảy, ngày 20-2, là một tay vợt người Mỹ khác - Jennifer Brady. Nếu như Osaka rất được kỳ vọng trở thành người thay thế Serena trên cương vị “Đại tỷ của WTA”, thì Brady cũng là một trong số những “đồng hương sư muội” có năng lực thay thế Serena trên cương vị tay vợt số 1 làng quần vợt nữ của nước Mỹ. Trước Brady, các cô gái Mỹ trẻ trung khác như Sloane Stephens, Madison Keys, Sofia Kenin đều từng giành được vé vào chơi trận chung kết Grand Slam, 2 người trong số họ đã đăng quang ở thời kỳ mà Serena đang khủng hoảng.
Ở giải đơn nam, trận bán kết sớm đã có kết quả cuối cùng, một kết quả hợp lý. Dù rằng Aslan Karatsev là một “biến số khó lường và quái lạ” trong suốt mấy ngày vừa qua ở Australian Open, nhưng cuối cùng, anh này đã trở thành “hằng số rất dễ hiểu, hết phép biến hóa” trước một Djokovic quá quyền uy tại Melbourne Park. Tay vợt đương kim vô địch giải, đương kim số 1 thế giới đã đánh bại Karatsev một cách toàn diện với điểm số 6-3, 6-4 và 6-2 chỉ sau 1 giờ 53 phút đồng hồ, qua đó lọt vào trận chung kết ở Melbourne Park lần thứ 9.
“Do vậy, đơn giản là tôi cảm thấy hài lòng với màn trình diễn của mình. Nó đến đúng thời điểm, trước trận đấu cuối cùng ở kỳ Grand Slam đầu năm. Việc ở trong những tình huống như thế này trước đây, giúp tôi thu thập được các yếu tố cần thiết để đạt trạng thái đỉnh phong vào thời điểm đúng đắn. Tôi rất hài lòng về điều đó. Tôi cũng rất vui khi sẽ có 2 ngày nghỉ ngơi trước trận chung kết. Hồi phục vốn là thứ ưu tiên hàng đầu ngay vào lúc này!”.