Đến bầu kiên còn phải nợ…

… Thì chuyện CLB nào đó có nợ nần lương, thưởng của cầu thủ đến vài tháng cũng đừng lấy làm lạ. Tình trạng này đang trở nên phổ biến ở làng bóng đá Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn chung về kinh tế.
Đến bầu kiên còn phải nợ…

… Thì chuyện CLB nào đó có nợ nần lương, thưởng của cầu thủ đến vài tháng cũng đừng lấy làm lạ. Tình trạng này đang trở nên phổ biến ở làng bóng đá Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn chung về kinh tế.

Ảnh: Minh Hoàng

Ảnh: Minh Hoàng

Nếu được dịp kể khổ, được quyền phát ngôn tự do, có lẽ lúc này giới cầu thủ đã nhao nhao lên mà bảo họ vẫn đang bị CLB chậm chi trả lương tháng, tiền thưởng từ nhiều tháng trước, chứ bõ bèn gì chuyện ở 1-2 vòng đấu gần đây. Thậm chí, có cầu thủ còn tiết lộ chi phí sinh hoạt của bản thân và gia đình đang nhờ cả vào khoản lãi ngân hàng sau khi gửi vào đó toàn bộ số tiền lót tay nhận từ lúc ký hợp đồng với đội bóng. Tuy nhiên, số cầu thủ này không nhiều và chẳng phải ai cũng sở hữu được bản hợp đồng từ vài tỷ đến hơn 10 tỷ đồng như Công Vinh, Việt Thắng, Phước Tứ, Đình Luật…

Đến như CLB Sài Gòn Xuân Thành, mang tiếng là “thiếu gia”, có ông bầu nổi tiếng chơi ngông cũng đã nhiều lần chậm trả lương và thưởng cho cầu thủ, chậm cả tiền ăn hàng tháng phải trả cho nhà bếp. Thiếu thì phải kêu, nhưng nếu kêu nhiều thì bị lãnh đạo CLB quy cho tội không có ý thức chia sẻ khó khăn với đội bóng. Nên giới quan sát từng đánh giá rằng vì tiềm lực tài chính cạn dần, bầu Thụy mới tính rao bán đội bóng với giá chỉ 60 tỷ đồng.

Hoàn cảnh ở CS Đồng Tháp, K.Kiên Giang, K.Khánh Hòa, V.Hải Phòng, Thanh Hóa, Sông Lam Nghệ An… tất nhiên là chẳng khá hơn bao nhiêu.

Lúc này, có lẽ Hà Nội T&T và SHB Đà Nẵng là 2 đội bóng khá giả nhất vì bầu Hiển chịu đầu tư, chịu chi để thỏa đam mê làm bóng đá thực sự. Nhìn vào mức thưởng lớn và liên miên của bầu Hiển cho 2 đội bóng của mình mà nhiều CLB thèm thuồng…

o0o

 Nhưng có lẽ, điển hình trong chuyện nợ lương, thưởng của cầu thủ phải kể đến CLB TPHCM ở giải hạng Nhất. Có thời điểm, ông bầu Nguyễn Chí Kiên phải rao bán đội bóng, kêu mời tài trợ thông qua các bảng quảng cáo trên sân và chạy vạy khắp nơi, kể cả cầm cố nhà cửa, xe hơi để kiếm tiền nuôi đội mà tiền vẫn… né tránh ông. Lương cho cầu thủ đã chậm, lương cho HLV người Serbia còn chậm hơn nữa. Nhưng cũng may cho ông Kiên, vị HLV người Serbia cũng hiểu chuyện, nhiều cầu thủ chấp nhận chia sẻ khó khăn với bầu Kiên và dồn sức cho mục tiêu duy trì đội bóng.

Trở lại chuyện lùm xùm nợ lương, thưởng ở CLB Hà Nội, đến hôm qua (1-6), tất cả các cầu thủ đều đã nhận đầy đủ mọi khoản tiền trong tháng 5. Tuy nhiên, điều đó cũng không thể che giấu được một thực tế rằng đội bóng đang trở thành gánh nặng thực sự đối với nhiều ông bầu, kể cả với người giàu có như bầu Kiên. Thương vụ đưa tiền đạo Lê Công Vinh về CLB Hà Nội hồi đầu mùa có lẽ là cú phá lệ hy hữu của ông bầu này, tiêu tốn của ông trên chục tỷ đồng.

Đối với người kinh doanh tiền bạc như bầu Kiên, đồng tiền cần phải được sử dụng hiệu quả, chi và tiêu đúng thời điểm, đúng việc cần đầu tư. Chẳng hạn, bầu Kiên chịu “mở két” để chi tiền trước lúc CLB Hà Nội có chuyến làm khách đầy khó khăn ở sân Cao Lãnh, vừa được tiếng là đàng hoàng, vừa khiến tinh thần cầu thủ sảng khoái hơn trước khi lâm trận.

Nhiều CLB từng, đang và dứt khoát sẽ làm như vậy để đạt được mục đích ở mùa bóng họ tham dự, dù trên thực tế, không thiếu ông bầu phải chạy vạy, mượn nợ ngân hàng mới đủ chi trả lương, thưởng cho HLV, cầu thủ và trăm thứ chi phí khác kéo theo mỗi ngày.

Làm bóng đá ở thời buổi kinh tế đặc biệt khó khăn này, nhiều ông bầu đang… méo mặt!

LÊ QUANG

 Làm "bầu" ở Việt Nam

Ở số báo trước, chúng tôi có đề cập đến một vấn đề liên quan đến trận đấu giữa HN T&T và SHB Đà Nẵng, đó là chuyện của bầu Hiển, người mà đến nay ai cũng biết đang sở hữu cả 2 đội bóng HN T&T và SHB Đà Nẵng nhưng lại chẳng ai có thể ngăn cản ông làm điều đó.

Thật ra, ở Việt Nam, muốn làm bầu bao nhiêu đội bóng có thể cũng được và cũng chẳng sai luật định. Thậm chí, nếu xét theo các qui định thế giới thì… cũng chẳng sai. Vì sao vậy?

Đội bóng nếu gọi là “của bầu Hiển” thì là HN T&T chứ SHB Đà Nẵng hoàn toàn không phải. SHB Đà Nẵng chính là của thành phố Đà Nẵng chứ chẳng thể thuộc quyền sở hữu của bầu Hiển theo cách nghĩ của bóng đá chuyên nghiệp. Để có được đội bóng, thì SHB Đà Nẵng phải nhận chuyển giao từ “gốc” (tức là thành phố). Mối quan hệ đó luôn tồn tại và chắc chắn bầu Hiển cũng không thể xem đội bóng là sở hữu của mình chứ chưa nói đến những văn bản liên quan cho thấy đội bóng này thuộc về bóng đá Đà Nẵng.

Còn nói về tính pháp lý, kỳ thực các CLB lại trực thuộc các công ty thể thao và những pháp nhân này lại chẳng có gì liên quan đến bầu Hiển cả. Không thể nói một người đang là chủ của A, rồi A đầu tư vào B và B đầu tư cho C thì tự nhiên sẽ là ông chủ của C. Những mối quan hệ ấy, nếu xây dựng trên mô hình công ty cổ phần thì chẳng đại diện cho một cá nhân nào cả.

Nhưng nói thì nói vậy, bầu Hiển vẫn thực là là ông chủ của 2 đội bóng nói trên. Đấy là cái “kỳ kỳ” của bóng đá Việt Nam. Bởi nói cho cùng, chẳng có CLB nào tự làm ra tiền và đương nhiên cái công ty quản lý nó cũng chẳng đem lại tiền mà chỉ đơn thuần làm mỗi việc là… tiêu tiền. Số tiền được phép tiêu đó không đến từ túi tiền các ông bầu thì đến từ đâu? Vậy nên, người bỏ tiền chẳng là chủ thì là gì?!

Đăng Linh

Tin cùng chuyên mục