Mùa Hè tại Nhật Bản rất nóng, và gây ảnh hưởng lớn đến nhịp sinh hoạt của người dân, thậm chí đe dọa cả tính mạng, đặc biệt với nhóm người cao tuổi. Theo số liệu của The Guardian, năm 2019, hơn 71.000 người dân phải nhờ đến y tế vì bị say nắng, trong đó có 118 trường hợp tử vong được ghi nhận từ tháng 6 đến tháng 9, tức nằm trong khoảng thời gian diễn ra Olympic Tokyo 2020.
Năm ngoái, khi dịch Covid-19 xuất hiện và trở thành rào cản khiến người dân ít ra ngoài hơn, nhưng vẫn có 65.000 trường hợp mắc các bệnh liên quan đến thời tiết, và có 112 ca tử vong. Dù đã có những cảnh báo nguy hiểm, nhưng ban tổ chức vẫn giữ nguyên quyết định thắp sáng ngọn đuốc Olympic vào ngày 23-7, và sau đó là 16 ngày thi đấu dưới tình trạng nắng nóng cực đoan.
Năm 1964, khi Tokyo có lần đầu tiên đăng cai Olympic, các nhà tổ chức đã quyết định dời sự kiện từ “mùa hè” sang tháng 10 của mùa thu, khi nhiệt độ thấp hơn và mang đến sự thoải mái cho các VĐV lúc thi đấu. Nhưng các VĐV năm nay không được nhận may mắn như bậc tiền bối. Với nhiệt độ cao kết hợp với độ ẩm khắc nghiệt khiến người chơi phải vượt qua bài kiểm tra sức bền nếu muốn nghĩ đến chiến thắng.
Đội tuyển bóng chuyền bãi biển Tây Ban Nha là những VĐV quốc tế đầu tiên cảm nhận rõ sự khắt nghiệt của mùa hè tại Tokyo. Tập luyện trên công viên Shiokaze, họ đã phàn nàn về việc cát quá nóng phủ lên bàn chân. Nhân viên buộc phải dùng vòi phun nước xuống mặt sân, trong khi các VĐV chờ đợi trong bóng râm. Các nhà tổ chức đã đưa ra hàng loạt pháp để bảo vệ VĐV khỏi những tác động tồi tệ nhất của nắng nóng như dựng lều che nắng, quạt phun sương, các tình nguyện viên đứng phát kem, lắp lớp phản quan xung quanh địa điểm thi đấu...
Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Tokyo Haruo Ozaki chia sẻ: “Việc tổ chức Olympic Tokyo 2020 trong tháng 7, tháng 8 là vấn đề nghiêm trọng ngay cả trước khi đại dịch Covid-19 xuất hiện. Các VĐV vẫn có khả năng đối diện nguy cơ cao bị say nắng tại các môn như chạy bộ, ba môn phối hợp và bóng chuyền bãi biển”.
Năm 2019, Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) Thomas Bach đã gây áp lực để yêu cầu ban tổ chức chuyển 2 môn marathon và đi bộ nhanh đến phía bắc Sapporo, cách thủ đô Tokyo 800 km. Những môn thể thao khác có liên quan đến sức bền sẽ được điều chỉnh thời gian xuất phát để các CĐV được thi đấu dưới điều kiện mát mẻ hơn trong ngày.
Không chỉ tuân thủ nghiêm công thức “bong bóng khép kín” nhằm phòng chống dịch Covid-19, giờ đây, các VĐV phải tìm cách vượt khó dưới sức nóng kinh khủng tại xứ hoa Anh Đào. Quả thật là một kỳ Olympic đáng nhớ trong sự nghiệp của người chơi.