Cúp FA: Trận Blackburn vs Newcastle cùng kỷ nguyên đã mất của bóng đá

Bức tượng của Alan Shearer nằm ngay bên ngoài sân St James 'Park của Newcatle, một cánh tay phải giơ lên ​​​​trong màn ăn mừng mang thương hiệu của người đã thực hiện sau tất cả 206 bàn thắng cho đội bóng vùng Đông bắc nước Anh. Nhưng con đường được đặt theo tên người hùng địa phương của Newcastle lại nằm ở phía bên kia, đoạn chạy qua Công viên Ewood…

Cúp FA: Trận Blackburn vs Newcastle cùng kỷ nguyên đã mất của bóng đá

Blackburn Rovers gặp Newcastle là cuộc gặp của những đội 6 lần vô địch FA Cup, nhưng họ đã không vô địch kể từ các năm lần lượt là 1928 và 1955. Đây cũng có thể gọi là trận “derby Shearer”, cuộc đụng độ giữa 2 đội bóng có mối liên kết bởi tình yêu của họ dành cho số 9 huyền thoại của bóng đá Anh. Alan Shearer là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất cho Newcastle. Anh cũng làm nên lịch sử theo một cách khác với Blackburn: không chỉ với thành tích ghi bàn mà còn bằng cách đưa họ trở thành nhà vô địch nước Anh lần đầu tiên kể từ Thế chiến 1.

Khi Blackburn rớt xuống League One (giải hạng nhì) vào năm 2017, họ vẫn được có tên trong danh sách vinh danh của Premier League. Đây là một CLB giàu truyền thống, một trong những thành viên sáng lập Hiệp hội bóng đá Anh và từng đi trước thời đại ở một khía cạnh nào đó trên nhiều phương diện. Cả Blackburn lẫn Newcastle đều là những người mang khái niệm “dùng tiền mua danh hiệu” đến với giải ngoại hạng ở thời điểm giải đấu này mới ra đời đầu thập niên 1990. Trong đó, những lần ký hợp đồng của họ với Alan Shearer đều nổi tiếng. Với Blackburn, họ phá kỷ lục nước Anh còn khi Newcastle mua Shearer thì đấy là kỷ lục thế giới.

Khi đó, Blackburn được tài trợ bởi Jack Walker, ông trùm thép vùng Lancastrian, Newcastle là của bởi Sir John Hall, nhà phát triển bất động sản Northumbrian. Bây giờ, Blackburn vẫn thuộc sở hữu không được chào đón lắm của công ty gà Ấn Độ Venky's, còn Newcastle do Quỹ đầu tư công Saudi Arabia quản lý. Mọi thứ như đang ở một kỷ nguyên khác vậy.

Ở một thiên niên kỷ khác, Shearer là người bình phong cho các nhóm cũng như các dự án đầy Alan Shearer gia nhập Blackburn khi đội bóng này mới thăng hạng vào năm 1992, nghĩa là sự nghiệp của anh bắt đầu khi Premier League bắt đầu. Blackburn đã trả 3,3 triệu bảng cho Shearer, con số lúc đó dường như là một khoản tiền khổng lồ. Người vợ đang mang thai của Sharere ban đầu không mấy ấn tượng. Khi họ lần đầu lái xe quanh Blackburn, Shearer kể lại, cô ấy nói: “Anh đã làm cái quái gì vậy?”

gettyimages-1251135247-1501.jpg

HLV Kenny Dalglish thấy tài năng của Shearer lúc đó đang đá cho Southampton nên quyết định đặt cược. Ông viết trong cuốn tự truyện của mình: “Khi cân nhắc có nên mua một cầu thủ hay không, tôi luôn nghĩ đến giá trị bán lại của anh ấy. Shearer chắc chắn là món hời”. Nhiều thương vụ của Dalglish đã kiếm được tiền cho Blackburn Rovers và họ bỏ túi khoản lãi khổng lồ khi bán Shearer cho Newcastle với giá 15 triệu bảng 4 năm sau đó.

Thời điểm năm 1992, Man United rất quan tâm đến Shearer. “Có lúc, tôi nghĩ mình sẽ đến Manchester United” Shearer nói nhiều năm sau đó, nhưng sức hấp dẫn của vùng Tyneside tỏ ra quá mạnh mẽ. Tất nhiên, Man United vẫn ổn khi không có Shearer vì họ đã thay thế bằng Eric Cantona. Nhưng rõ ràng Alan Shearer vẫn khá đặc biệt. Chỉ có một cầu thủ ghi ít nhất 30 bàn trong 3 mùa giải Premier League: Đó chính là Shearer.

“Anh ấy thật đáng kinh ngạc,” đồng đội Jason Wilcox nhớ lại vào năm 2020. “Anh ấy có thể ghi mọi loại bàn thắng. Anh ấy cực kỳ dũng cảm và can đảm”. Khi chuyển sang Newcastle, Shearer vẫn giữ được khát khao nhưng thiếu tốc độ như khi còn đá ở Blackburn. Anh cũng không còn người đá cặp Chris Sutton, bộ đôi có biệt danh SAS lừng danh một thời của bóng đá Anh. Và cũng chỉ tại Blackburn, Alan Shearer mới có danh hiệu duy nhất trong sự nghiệp của mình khi cùng đội bóng vô địch năm 1995.

Đến năm 1998, hai năm sau khi bán Shearer, Blackburn phải xuống hạng. Sau kỳ Euro 96 huy hoàng, Shearer đã quyết định ra đi dù Blackburn đã đề nghị cầu thủ 25 tuổi này làm huấn luyện viên kiêm cầu thủ nhằm cố gắng giữ anh lại. Shearer từ lâu đã khẳng định anh không hề hối hận khi chọn Newcastle thay vì Manchester United. Trong quá trình đó, anh cũng từ chối cả Barcelona, ​​​​Juventus và Inter Milan. Anh trở thành cầu thủ người Anh đầu tiên kể từ Jackie Sewell vào những năm 1950 trở thành cầu thủ bóng đá đắt giá nhất từ ​​​​trước đến nay, địa vị mà anh có được trong một năm cho đến khi Ronaldo “béo” vượt qua.

Shearer ghi 28 bàn trong mùa giải đầu tiên tại Newcastle và giành được chiếc giày vàng thứ ba tại Premier League, nhưng Newcastle chỉ về đích thứ 2, sau Man United. Trong một thập kỷ ở CLB được yêu mến từ thời thơ ấu, Alan Shearer không có danh hiệu nhưng đã từng chơi một trận chung kết FA Cup, ghi hơn 20 bàn thắng trong 6 mùa giải, giữ vững vị trí là cầu thủ ghi bàn không ngừng nghỉ nhất Premier League. Đối với những ai thích thống kê, thì anh là cầu thủ ghi bàn nhiều thứ 5 tính từ trước đến nay của bóng đá Anh.

Alan Shearer là một nhân vật lớn hơn cả Blackburn và Newcastle bởi vì anh là một cầu thủ xuất sắc ở những đội không thực sự xuất sắc. Đó là một khái niệm gần như không còn tồn tại ở kỷ nguyên hiện tại của bóng đá, nơi mà dấu ấn chiến thuật gần như thay thế sự tỏa sáng của các cá nhân ưu tú, còn giá trị chuyển nhượng thì cứ tăng qua từng năm mà không cần thiết cầu thủ đó có thực sự là ngôi sao hay không.

Tin cùng chuyên mục