Đó là trận đấu với đối thủ người Nga Anastasia Pavlyuchenkova ở vòng 2 giải Rogers Cup - Toronto Open 2017. Do là hạt giống số 1 giải, Pliskova đã được miễn vòng đấu đầu tiên. Trong khi đó, Pavlyuchenkova đã thắng trận mở màn một cách đầy ấn tượng trước Alize Cornet (Pháp) với điểm số 6-0 và 6-1. Đây sẽ là thách thức không hề nhẹ nhàng dành cho "Nữ hoàng của WTA" và trên cương vị của tay vợt số 1 thuộc làng quần vợt nữ thế giới, Pliskova không được phép thua trong trận đấu đầu tiên của mình...
Việc bất ngờ trở thành "Nữ hoàng của WTA" đã diễn ra mà chính Karolina Pliskova cũng không tưởng tượng ra nổi. Cô đã vươn lên đỉnh cao nhất trong bảng xếp hạng của WTA chỉ 5 ngày sau khi... để thua ngay ở vòng đấu thứ 2 của Wimbledon. Đó là nhờ vào một ứng viên khác cho ngôi số 1 là tay vợt người Rumani Simona Halep, ở thời điểm đó xếp hạng 2 thế giới, đã bị loại ở tứ kết giải đấu diễn ra tại All Enland Club.
Khi nhận được tin mình làm "Tân Nữ hoàng", Pliskova vẫn đang ở trong kỳ nghỉ dưỡng tại Monaco với bạn trai - Michal Hrdlicka (một biên tập viên kiêm bình luận viên thể thao từng làm việc cho kênh truyền hình Nova Sportovni của CH Séc). Nhiều người bạn của Pliskova đã nhắn tin: Cô đã tiến lại rất gần với ngôi số 1 thế giới. Pliskova kể lại, đã cuống cuồng mở mạng để kiểm tra kết quả của trận đấu của Halep hôm 11-7 và biết rằng đối thủ người Rumani đã để thua Johanna Konta (Anh quốc) với điểm số 7-6 (7-2), 6-7 (5-7) và 4-6. Cô biết rằng, cô đã trở thành tay vợt số 1 thế giới mới
"Đó quả là một trường hợp khá là kỳ lạ", Pliskova kể lại qua một buổi trả lời phỏng vấn bằng điện thoại hôm thứ Hai đầu tuần ở Toronto, nơi cô sẽ tham gia Rogers Cup 2017 như là giải đấu mở màn cho vị thế "Nữ hoàng". "Đầu tiên, tôi không thật sự hạnh phúc, hoặc chắc chắn nếu tôi muốn đạt được cái vị thế này theo kiểu như thế này, tôi cũng không thật sự thỏa mãn. Nhưng khi thời gian dần trôi qua, tôi cảm thấy rằng, mình hạnh phúc vì đã trải qua một quá trình gian khó để vươn đến đỉnh cao đó. Tôi đã cảm thấy tự hào. Với gia đình tôi và với mọi người ở CH Séc, đó là một điều vô cùng to lớn, bởi vì tôi đã trở thành tay vợt người CH Séc đầu tiên vươn đến đỉnh cao nhất của ngọn núi này".
"Đó quả là một trường hợp khá là kỳ lạ", Pliskova kể lại qua một buổi trả lời phỏng vấn bằng điện thoại hôm thứ Hai đầu tuần ở Toronto, nơi cô sẽ tham gia Rogers Cup 2017 như là giải đấu mở màn cho vị thế "Nữ hoàng". "Đầu tiên, tôi không thật sự hạnh phúc, hoặc chắc chắn nếu tôi muốn đạt được cái vị thế này theo kiểu như thế này, tôi cũng không thật sự thỏa mãn. Nhưng khi thời gian dần trôi qua, tôi cảm thấy rằng, mình hạnh phúc vì đã trải qua một quá trình gian khó để vươn đến đỉnh cao đó. Tôi đã cảm thấy tự hào. Với gia đình tôi và với mọi người ở CH Séc, đó là một điều vô cùng to lớn, bởi vì tôi đã trở thành tay vợt người CH Séc đầu tiên vươn đến đỉnh cao nhất của ngọn núi này".
Pliskova, năm nay mới 25 tuổi, đã có những bước tiến bộ thần tốc trong khoảng thời gian 12 tháng trở lại đây. Xếp hạng 17 thế giới ở thời điểm này của mùa giải năm ngoái, cô thăng hoa với ngôi vô địch Western & Southern Open (Cincinnati) 2016, sau đó giành vị trí Á quân ở US Open. Trước khi đến với giải Mỹ mở rộng hồi năm 2016, Pliskova thậm chí còn chưa bao giờ vượt quá vòng 3 khi tham gia 17 kỳ giải Grand Slam trước đây. Sau đó, cô đã trở thành tay vợt nữ thứ 4 trong lịch sử đánh bại 2 chị em nhà Williams ở cùng một giải đấu Grand Slam, cô đã loại Venus Williams ở vòng 4 và sau đó đánh bại hạt giống số 1 Serena Williams ở bán kết.
Những kết quả đó, dù sẽ khiến Pliskova có áp lực bảo vệ điểm số trong giai đoạn Tour đấu mùa Hè Bắc Mỹ năm nay, nhưng là cơ sở để tay vợt người CH Séc cải thiện thứ hạng một cách đáng kể. Cô đã khởi đầu mùa giải 2017 với vị trí thứ 6 trên bảng điểm của WTA. Với việc không còn một tay vợt nào có khả năng chiếm ưu thế áp đảo so với "phần còn lại của thế giới" sau khi Serena tạm nghỉ ngơi để sinh con, trong khi đó, Angelique Kerber sa sút một cách thảm hại, lối chơi chắc chắn của Pliskoca với những cú giao bóng ăn điểm trực tiếp, những quả đánh quả quyết sau khi bóng vừa nảy lên... là quá đủ để cô "răn đe" những đối thủ còn lại và bước lên ngôi "Nữ hoàng". Cô đã lọt đến tứ kết Australian Open, bán kết Roland Garros và giành 3 danh hiệu trong mùa giải năm nay.
Phần lớn công lao giúp đưa Pliskova đạt đến vị thế ngày hôm nay là thuộc về HLV cũ của cô, Jiri Vanek. Cô bắt đầu làm việc với HLV mới, ông David Kotyza vào giai đoạn cuối mùa giải năm ngoái. Ông này cho biết: "Cảm giác đầu tiên của tôi là rất lẫn lộn, vì việc giành ngôi số 1 thế giới không hề có mối liên hệ về mặt cảm xúc với việc ăn mừng chiến thắng ở một trận đấu hay ở một giải đấu. Nhưng tôi rất hạnh phúc khi có thể là một phần của chiến công này. Sự thật là, Karolina hoàn toàn xứng đáng đạt được chiến tích, nhờ vào những kết quả ấn tượng và chắc chắn trong suốt 12 tháng vừa qua".
HLV Kotyza tin rằng, sự cầu toàn không ngừng nghỉ của Pliskova sẽ là một tài sản quý giá dành cho cô trong cương vị "Nữ hoàng của WTA". Cô là một con người hiếm khi cảm thấy tự mãn về đẳng cấp của mình: "Khi Karolina thi đấu, cô ấy luôn luôn cảm thấy không hài lòng với lối chơi của mình, và tôi nghĩ, điều này có thể trở thành một lợi thế. Cô ấy có thể tập trung vào việc phát triển lối chơi của mình thay vì bị chi phối và phân tâm bởi những áp lực bên ngoài".
Từng trải qua một cuộc sống không hề dễ dàng thời niên thiếu, cả Pliskova lẫn em gái sinh đôi của cô, Kristyna Pliskova (hiện xếp hạng 37 thế giới) đều biết cách làm sao để áp lực bên ngoài không ảnh hưởng đến sự tập trung của mình. Thời còn rất trẻ, những năm đầu phát triển quần vợt, chị em nhà Pliskova phải đối mặt với một tình thế đầy khó khăn, cha của 2 cô, ông Radek Plisek, bị án tù 2 năm vì hành vi trốn thuế. "Thời điểm đó là rất khó khăn", Pliskova nhớ lại, "Khi đó chúng tôi mới 13 tuổi, và cha của tôi đã làm việc cật lực để chăm lo cho quá trình phát triển của chúng tôi, tất cả tiền của chúng tôi đều đến từ ông ấy, những HCV của chúng tôi cũng đều đến từ những tác động của ông ấy".
HLV Kotyza tin rằng, sự cầu toàn không ngừng nghỉ của Pliskova sẽ là một tài sản quý giá dành cho cô trong cương vị "Nữ hoàng của WTA". Cô là một con người hiếm khi cảm thấy tự mãn về đẳng cấp của mình: "Khi Karolina thi đấu, cô ấy luôn luôn cảm thấy không hài lòng với lối chơi của mình, và tôi nghĩ, điều này có thể trở thành một lợi thế. Cô ấy có thể tập trung vào việc phát triển lối chơi của mình thay vì bị chi phối và phân tâm bởi những áp lực bên ngoài".
Từng trải qua một cuộc sống không hề dễ dàng thời niên thiếu, cả Pliskova lẫn em gái sinh đôi của cô, Kristyna Pliskova (hiện xếp hạng 37 thế giới) đều biết cách làm sao để áp lực bên ngoài không ảnh hưởng đến sự tập trung của mình. Thời còn rất trẻ, những năm đầu phát triển quần vợt, chị em nhà Pliskova phải đối mặt với một tình thế đầy khó khăn, cha của 2 cô, ông Radek Plisek, bị án tù 2 năm vì hành vi trốn thuế. "Thời điểm đó là rất khó khăn", Pliskova nhớ lại, "Khi đó chúng tôi mới 13 tuổi, và cha của tôi đã làm việc cật lực để chăm lo cho quá trình phát triển của chúng tôi, tất cả tiền của chúng tôi đều đến từ ông ấy, những HCV của chúng tôi cũng đều đến từ những tác động của ông ấy".
Plisek ra tù sau vài năm trước khi bị giam giữ thêm một lần nữa vào năm 2013. Ông thụ án thêm một năm nữa phía sau song sắt khi 2 cô con gái của ông bắt đầu tạo những dấu ấn đầu tiên trong làng quần vợt chuyên nghiệp thế giới, và ông chỉ có thể biết về những điều đó qua các trang báo cũ kỹ và những lời truyền miệng nhau của quản giáo, bạn tù...
Pliskova cho biết, trải nghiệm đau thương của sự biệt ly khiến cô và gia đình cô mạnh mẽ hơn. "Chúng tôi, bằng cách này hay cách khác, đã tìm ra đường đi của mình. Tôi không nghĩ, có bất kỳ tay vợt nào lại có mọi thứ thật dễ dàng, các bạn biết đó? Tôi nghĩ về tôi, tôi không hối tiếc. Rõ ràng, chúng tôi nhớ ông ấy, nhưng điều đó đã mang lại cho chúng tôi - gia đình tôi, mẹ tôi và Kristyna - nó mang lại cho chúng tôi rất nhiều sức lực để chiến đấu. Về cá nhân tôi, nó cũng giúp ích rất nhiều. Bạn phải tìm ra một con đường khác để tiến lên. Cho tới lúc đó, chúng tôi đã có tất cả mọi thứ, rồi chỉ trong một khoảnh khắc, chúng tôi trắng tay hoàn toàn".
Trở thành tay vợt thứ 23 lên ngôi "Nữ hoàng", Pliskova cho biết, đó là một chiến tích mà cô và gia đình không thể ăn mừng cùng nhau: "Tôi nghĩ, mọi người đều có giấc mơ này khi bạn còn nhỏ xíu - cha mẹ và con cái. Vì thế, tôi nghĩ, thật tuyệt vời cho cả gia đình, khi họ có một đứa con gái đạt đến vị thế đó".
Pliskova cho biết, trải nghiệm đau thương của sự biệt ly khiến cô và gia đình cô mạnh mẽ hơn. "Chúng tôi, bằng cách này hay cách khác, đã tìm ra đường đi của mình. Tôi không nghĩ, có bất kỳ tay vợt nào lại có mọi thứ thật dễ dàng, các bạn biết đó? Tôi nghĩ về tôi, tôi không hối tiếc. Rõ ràng, chúng tôi nhớ ông ấy, nhưng điều đó đã mang lại cho chúng tôi - gia đình tôi, mẹ tôi và Kristyna - nó mang lại cho chúng tôi rất nhiều sức lực để chiến đấu. Về cá nhân tôi, nó cũng giúp ích rất nhiều. Bạn phải tìm ra một con đường khác để tiến lên. Cho tới lúc đó, chúng tôi đã có tất cả mọi thứ, rồi chỉ trong một khoảnh khắc, chúng tôi trắng tay hoàn toàn".
Trở thành tay vợt thứ 23 lên ngôi "Nữ hoàng", Pliskova cho biết, đó là một chiến tích mà cô và gia đình không thể ăn mừng cùng nhau: "Tôi nghĩ, mọi người đều có giấc mơ này khi bạn còn nhỏ xíu - cha mẹ và con cái. Vì thế, tôi nghĩ, thật tuyệt vời cho cả gia đình, khi họ có một đứa con gái đạt đến vị thế đó".
Mục tiêu tiếp theo của Pliskova là thắng một danh hiệu Grand Slam. Thông thường, một tay vợt số 1 thế giới mà không giành được một danh hiệu Grand Slam nào trong suốt sự nghiệp của mình, sẽ bị dư luận dè bỉu là "Nữ hoàng không ngai", điều này từng xảy ra với Dinara Safina (Nga), Jelena Jankovic (Serbia) và mới đây nhất là Caroline Wozniacki. Grand Slam đã trở thành định mức tiêu chuẩn của một tay vợt số 1 thế giới. Có 4 trong số 6 "Nữ hoàng" gần nhất, và 6 trong số 11 "Nữ hoàng" gần nhất, chỉ thắng Grand Slam sau khi đã từ giã ngôi "Nữ hoàng". Hai trong số đó chính là Amelie Mauresmo và Kim Clisjters. Đương nhiên, nhờ có vậy, họ được xếp vào "mâm khác" so với Safina, Jankovic và Wozniacki.
"Tôi nghĩ, đó là thứ chiến công duy nhất mà tôi thiếu ngay vào lúc này. Đó là những danh hiệu mà bạn thi đấu, thậm chí chiến đấu để giành lấy, Vì thế, tôi muốn có một danh hiệu Grand Slam trong cuộc đời và tôi sẽ làm với khả năng tốt nhất để giành được nó", Pliskova tâm sự.