Momiji Nishiya (13 tuổi), tay chống nạnh, miệng nở nụ cười đầy mãn nguyện sau khi đoạt tấm HCV ở nội dung trượt ván đường phố nữ tại Olympic Tokyo 2020. Phóng viên Lucy Nicholson đến từ hãng thông tấn Reuters rất nhanh tay chụp lại khoảnh khắc đáng yêu này, và có thể là thời khắc lịch sử để làm thay đổi cách nghĩ của xã hội đối với bộ môn này, đặc biệt với người chơi là nữ giới.
Trượt ván là môn thể thao phổ biến khi xuất hiện đầy trên các con phố với người chơi trải dài khắp các độ tuổi. Nhưng phải đến Olympic Tokyo 2020, trượt ván mới có lần đầu xuất hiện tại Thế vận hội, thuyết phục được Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) thừa nhận là môn chính thống.
Trên bục vinh danh đặt tại công viên của khu đô thị Ariake vào trưa nắng 26-7 (giờ địa phương), 2 cô gái ở tuổi 13 Nishiya (Nhật Bản), Rayssa Leal (Brazil), và cô gái tuổi 16 Funa Nakayama (Nhật Bản) với những tấm HCV, HC bạc và HC đồng nặng trĩu đeo trên cổ đã trở thành tâm điểm của sự chú ý trên toàn cầu. Bởi đằng sau chiến thắng này là những nỗi niềm “không biết tỏ cùng ai”...
Trên khắp thế giới, những cô đã gái đã rất cố gắng để thuyết phục bố mẹ được cho phép chơi môn thể thao đầy mạnh mẽ, năng động chỉ hợp với nam, và không kém phần nguy cơ chấn thương cao này. Nhưng khi đã nhận cái gật đầu từ gia đình thì họ lại vấp sự cái nhìn kì thị từ xã hội.
Trên sân thi đấu có nữ VĐV Leticia Bufoni của Brazil, người từng bị cha bẻ đôi tấm ván hồi còn nhỏ để ngăn cô đến với bộ môn này. Hay nữ VĐV người Canada Annie Guglia thừa nhận với The Guardian, cô không thấy bất kỳ cô gái nào khác trượt ván trong suốt 2 năm đầu đến với bộ môn này. Và có rất nhiều nữ VĐV trượt vác khác, nhờ Olympic Tokyo 2020 mà họ đã tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm.
Thậm chí ngay cả Nhật Bản - quốc gia đã gửi tờ trình lên IOC về việc đưa trượt ván vào nội dung thi đấu tại Olympic - nhiều người dân xem môn thể thao này là trò tiêu khiển phóng túng, gắn liền với giới trẻ nổi loạn, và bị cấm ở nhiều không gian công cộng. Nhiều VĐV trượt ván ở xứ hoa Anh đào từng bị cảnh sát chặn lại, hoặc thẩm vấn vì sở thích này.
Tờ bloomberg dẫn lời Nishimura - nữ VĐV 20 tuổi người Nhật, nhưng đang sống tại Mỹ: “Tôi nghĩ những người muốn trượt ván ở Nhật Bản sẽ khó hơn so với nước ngoài. Tôi đã nhận ra điều đó khi lần đầu tiên ra nước ngoài và bạn có thể trượt băng trên đường phố. Mọi người sẽ nói tuyệt vời. Nhưng ở Nhật, hình ảnh trượt ván vẫn chưa tuyệt vời”.
Vì thế, thành công của Nishiya, hay sự xuất hiện trượt ván nữ tại Olympic Tokyo 2020 nhận được nhiều hi vọng sẽ thay đổi thái độ ở Nhật Bản, cũng như suy khác về chuyện bình đẳng giới trong thể thao.
The Guardian dẫn lời nữ VĐV người Mỹ Mariah Duran nói: “Olympic Tokyo 2020 sẽ thay đổi góc nhìn về trượt ván nữ. Điều này sẽ mở ra ít nhất một cánh cửa hy vọng cho nhiều nữ VĐV đang nói chuyện với cha mẹ để được chơi bộ môn này”. Nishiya, Leal và Nakayama không thuộc nhóm VĐV trẻ tuổi đoạt huy chương tại Olympic, nhưng chắc chắn là những ví dụ điển hình về chiến thắng trong việc bình đẳng giới.