Nhiều tờ báo đã giật tít: “Wozniacki đã giành được danh hiệu lớn nhất cuộc đời” để miêu tả về chiến thắng của tay vợt nữ cựu số 1 thế giới tại Đan Mạch ở Singapore. Trong khi đó, một tờ báo Nga cũng đã trưng ra một cái tít “gây sốc”, nhưng phản ánh đúng cục diện mà Wozniacki đã từng trải qua trong quá khứ: “Đăng quang ở Singapore, Wozniacki không còn là “Kẻ thua cuộc” nữa rồi”.
Với một tay vợt từng là “Nữ hoàng WTA” như Wozniacki, một danh hiệu lớn kiểu như thế này vốn là thứ “hàng hóa sa sỉ phẩm” mà cô rất thèm khát. Từng giành 26 danh hiệu WTA trước khi đăng quang ở Singapore (với thành tích này, Wozniacki hiện chỉ xếp sau chị em nhà Williams và Maria Sharapova về số danh hiệu mà một tay vợt vẫn còn thi đấu đang sở hữu), từng có 67 tuần lễ giữ ngôi “Nữ hoàng”, nhưng Wozniacki vẫn bị dư luận đàm tếu với biệt danh “Nữ hoàng không ngai”, ám chỉ những tay vợt từng, hoặc đang là số 1 thế giới nhưng không thể thắng danh hiệu Grand Slam nào trong sự nghiệp.
Của đáng tội, Wozzy đã lọt đến 2 trận chung kết Grand Slam, nhưng toàn để thua. Ở chung kết US Open 2009, cô thua Kim Clijsters 5-7, 3-6, còn ở chung kết US Open 2014, cô để thua người bạn thân Serena Williams với điểm số 3-6 và 3-6. Trong sự nghiệp khá kỳ lạ của mình, Wozzy chỉ chỉ có đúng 2 danh hiệu lớn nhất sự nghiệp là danh hiệu Beijing 2009 và Indian Wells 2011 (thuộc đẳng cấp Premier Mandatory). Với một tay vợt tiếng tăm lừng lẫy như Woziacki, điều đó sẽ mang lại thêm nhiều lý do để người ta tin rằng: “Cô chỉ là một kẻ thất bại khác”, bên cạnh những “Nữ hoang không ngai” như Jelena Jankovic, Dinara Safina, và gần đây, đã có thêm những cái tên khác được bổ sung như là Karolina Pliskova, Simona Halep.
Nhưng rồi, chiến thắng ở Singapore đã giúp cô gái đang được người dân quê nhà suy tôn là “Công chúa Đan Mạch”. Đó tuy chưa hẳn là một chiến thắng ở đấu trường Grand Slam như người ta kỳ vọng (với năng lực hiện tại, với sự quay trở lại của Serena từ mùa giải năm sau, e rằng, Wozzy sẽ không còn cơ hội thắng Grand Slam trong sự nghiệp của mình), nhưng cũng là một chiến thắng cứu rỗi linh hồn Wozzy khỏi những cơn thị phi tầm thường, như kiểu cứ lao đầu vào tranh cãi “lấy được” với Sharapova, để cô hiểu ra, khi tập trung tối đa vào chuyên môn, sẽ có những quả ngọt được gặt hái. WTA Finals, với điểm thưởng 1.500 (chỉ thua 2.000 điểm thưởng cho nhà vô địch Grand Slam), giải đấu thu hút 8 tay vợt mạnh nhất trong năm, xét cho cùng, chỉ xếp dưới 4 giải Grand Slam đôi chút.
Chiến thắng ở Singapore càng thêm có ý nghĩa, khi Wozniacki đã trải qua cả “một chặng hành trình dài đau khổ” ngay trong mùa giải năm nay. Để trở thành nhà vô địch của giải “Bát đại mỹ nhân”, danh hiệu thứ 2 trong mùa, Wozzy đã phải lọt đến tổng cộng 8 trận chung kết. Cô liên tục để thua ở 6 trận chung kết đầu tiên, tại Doha, Dubai, Miami, Eastbourne, Bastad và Toronto, chỉ liên tục giành chiến thắng ở 2 trận đấu chung kết cuối cùng – tại Tokyo và giờ đây là ở Singapore tươi đẹp.
Với một tay vợt từng là “Nữ hoàng WTA” như Wozniacki, một danh hiệu lớn kiểu như thế này vốn là thứ “hàng hóa sa sỉ phẩm” mà cô rất thèm khát. Từng giành 26 danh hiệu WTA trước khi đăng quang ở Singapore (với thành tích này, Wozniacki hiện chỉ xếp sau chị em nhà Williams và Maria Sharapova về số danh hiệu mà một tay vợt vẫn còn thi đấu đang sở hữu), từng có 67 tuần lễ giữ ngôi “Nữ hoàng”, nhưng Wozniacki vẫn bị dư luận đàm tếu với biệt danh “Nữ hoàng không ngai”, ám chỉ những tay vợt từng, hoặc đang là số 1 thế giới nhưng không thể thắng danh hiệu Grand Slam nào trong sự nghiệp.
Của đáng tội, Wozzy đã lọt đến 2 trận chung kết Grand Slam, nhưng toàn để thua. Ở chung kết US Open 2009, cô thua Kim Clijsters 5-7, 3-6, còn ở chung kết US Open 2014, cô để thua người bạn thân Serena Williams với điểm số 3-6 và 3-6. Trong sự nghiệp khá kỳ lạ của mình, Wozzy chỉ chỉ có đúng 2 danh hiệu lớn nhất sự nghiệp là danh hiệu Beijing 2009 và Indian Wells 2011 (thuộc đẳng cấp Premier Mandatory). Với một tay vợt tiếng tăm lừng lẫy như Woziacki, điều đó sẽ mang lại thêm nhiều lý do để người ta tin rằng: “Cô chỉ là một kẻ thất bại khác”, bên cạnh những “Nữ hoang không ngai” như Jelena Jankovic, Dinara Safina, và gần đây, đã có thêm những cái tên khác được bổ sung như là Karolina Pliskova, Simona Halep.
Nhưng rồi, chiến thắng ở Singapore đã giúp cô gái đang được người dân quê nhà suy tôn là “Công chúa Đan Mạch”. Đó tuy chưa hẳn là một chiến thắng ở đấu trường Grand Slam như người ta kỳ vọng (với năng lực hiện tại, với sự quay trở lại của Serena từ mùa giải năm sau, e rằng, Wozzy sẽ không còn cơ hội thắng Grand Slam trong sự nghiệp của mình), nhưng cũng là một chiến thắng cứu rỗi linh hồn Wozzy khỏi những cơn thị phi tầm thường, như kiểu cứ lao đầu vào tranh cãi “lấy được” với Sharapova, để cô hiểu ra, khi tập trung tối đa vào chuyên môn, sẽ có những quả ngọt được gặt hái. WTA Finals, với điểm thưởng 1.500 (chỉ thua 2.000 điểm thưởng cho nhà vô địch Grand Slam), giải đấu thu hút 8 tay vợt mạnh nhất trong năm, xét cho cùng, chỉ xếp dưới 4 giải Grand Slam đôi chút.
Chiến thắng ở Singapore càng thêm có ý nghĩa, khi Wozniacki đã trải qua cả “một chặng hành trình dài đau khổ” ngay trong mùa giải năm nay. Để trở thành nhà vô địch của giải “Bát đại mỹ nhân”, danh hiệu thứ 2 trong mùa, Wozzy đã phải lọt đến tổng cộng 8 trận chung kết. Cô liên tục để thua ở 6 trận chung kết đầu tiên, tại Doha, Dubai, Miami, Eastbourne, Bastad và Toronto, chỉ liên tục giành chiến thắng ở 2 trận đấu chung kết cuối cùng – tại Tokyo và giờ đây là ở Singapore tươi đẹp.
Wozniacki đã đăng quang tại Singapore tươi đẹp
Với một tay vợt có phần “nhiều chuyện” như là Wozniacki (trong suốt thời gian qua, cô liên tục phàn nàn về nhiều thứ, phàn nàn về lịch đấu của WTA, phàn nàn việc người ta cấp suất wild-card cho Sharapova, phàn nàn việc BTC US Open cho Sharapova thi đấu ở sân Trung tâm, còn cô thì không...), chiếc cúp ở Singapore sẽ là thứ bảo chứng thành công, là “cơ sở pháp lý” để cô không còn yếu thế trong các pha tranh cãi trên mặt báo, nhưng quan trọng hơn cả, nó tiếp tục chứng minh một điều, trong quần vợt, chẳng có gì là muộn màng, nếu anh, hoặc cô, không ngừng cố gắng.
Wozniacki lên ngôi số 1 hồi năm 2010. Đến 7 năm sau, cô mới có danh hiệu lớn nhất cuộc đời. Nếu cô không ngừng cố gắng, không có niềm vui, đã không có được ngày hôm nay.